Đau khổ có thể là người thầy tuyệt vời nhất

Đau khổ có thể là người thầy tuyệt vời nhất

Đau khổ có thể là người thầy tuyệt vời nhất

bởi Swami Sitaramananda

Yoga là một phương pháp khoa học để làm dịu bớt nỗi đau khổ và giúp mọi người tìm thấy Chân lý và Tinh hoa trong giáo pháp của tất cả các tôn giáo.

Hiểu về cảm xúc

Cảm xúc là nguyên nhân chủ yếu gây ra đau khổ của con người và là nguyên nhân gốc rễ của nhiều loại bệnh. Cảm xúc đến từ samskara (dấu ấn trong tâm trí). Tâm trí mang theo những rãnh cảm xúc và thói quen. Một số ví dụ như:

  • Những kinh nghiệm sâu sắc về sự gắn kết và mất mát, và kết quả là chúng ta trải nghiệm những cảm xúc thương tiếc, sợ hãi và buồn bã.
  • Thói quen ham muốn dẫn đến sự tức giận khi những ham muốn không được thỏa mãn.
  • Ký ức về những bất an trong quá khứ và bản năng sinh tồn gắn liền với chúng ta mang đến những lo lắng, cạnh tranh, tham lam và ghen tị
  • Lỗi lầm lặp đi lặp lại giữa tình yêu và sắc dục mang đến sự mơ hồ và sợ hãi về cảm xúc hơn là sự tin tưởng và gây ra sự giao động hận thù và tình yêu.

Những kinh nghiệm này được lưu trong tâm trí tiềm thức của chúng ta và chúng cứ tự lặp lại rồi trở thành những dấu ấn. Những dấu ấn này sẽ tự phóng chiếu ra và làm cho tâm trí bất an.

Những vết sẹo tình cảm và chấn thương không thể được giải quyết
bằng việc nói ra hay diễn lại chúng trong tâm trí.

Chúng ta cần đi sâu hơn và thay đổi mô hình của những dấu ấn ấy, không còn dựa vào cái tôi ích kỷ mà chuyển sang dựa vào Atman/Bản ngã – ý thức cốt lõi thanh khiết của chúng ta vốn không có vết sẹo hoặc dấu ấn nào và hoàn toàn tự do. 

Đau khổ có thể là một bước đệm cho sự khai sáng về tâm linh.

Thực hành Yoga chẳng hạn như 5 điểm của yoga sẽ trở nên hữu ích trong lúc đau khổ bằng cách đưa ra các phương pháp có hệ thống để thoát ra khỏi sự gò bó và chuyển sang một mô hình ý thức mới. Như Einstein đã từng nói, “Không một vấn đề nào có thể được giải quyết từ cùng một mức độ ý thức đã tạo ra nó.”

Chữa lành cảm xúc

Ngoài vô số lợi ích về mặt y tế của Yoga, chúng ta có thể nhận thấy Yoga là một phương pháp tâm linh để chữa lành cho tâm lý và cảm xúc. Yoga hiểu và giải thích những thăng trầm của tâm trí, samskara và nguồn gốc của nó là nghiệp thâm sâu.

Trong triết lý Yoga khi nói về đau khổ, chúng ta nói về những bài học về nghiệp, và chúng ta đang nói về samskara hay những dấu ấn về nghiệp.

Sự đau khổ trong cuộc sống của chúng ta có thể chỉ ra các lĩnh vực hoặc xu hướng mà chúng ta cần tập trung phát triển để không lặp lại những sai lầm tương tự. Nói cách khác, chúng ta “giải quyết nghiệp“.

Chúng ta có thể chủ động thay vì phản ứng khi nắm được cơ hội để giảm bớt đau khổ bằng cách sử dụng các phương pháp khoa học và có hệ thống như Bhakti Yoga và Raja Yoga.

Những phương pháp này sẽ làm lắng dịu tâm trí, chuyển đổi cảm xúc và cho chúng ta trải nghiệm Sự thật về chính mình. Patanjali, người cha của Yoga, đã nói trong các Yoga Sutra rằng: “Những đau khổ chưa được biểu hiện thì nên tránh đi.

Vì vậy, sự thực hành lòng thành tâm sùng kính và thiền định khởi phát từ đau khổ có thể làm nảy sinh nhận thức về khuynh hướng nghiệp và samskara của chính chúng ta và sự sẵn sàng chuyển biến cảm xúc bằng cách thực hành tình yêu thuần khiết.

© Swami Sitaramananda 2018 – Không một phần nào của bài viết này được sao chép dưới mọi hình thức mà không có sự cho phép bằng văn bản của tác giả.

Khóa huấn luyện giáo viên Yoga

Kiểm tra các khóa huấn luyện giáo viên Yoga 200 giờ được chứng nhận bởi Yoga Alliance của chúng tôi được tổ chức mỗi năm 2 khóa ở California, 3 khóa ở Việt Nam, một khóa ở Trung Quốc và một khóa ở Nhật Bản.

Các khóa học cơ bản

Chọn những khóa học sắp tới cho học viên mới bắt đầu và học viên trình độ trung cấp.

Đào tạo Cố vấn Yoga về sức khoẻ

Chương trình 800 giờ đào tạo giáo viên cố vấn sức khỏe Sivananda Yoga của chúng tôi được chứng nhận bởi Hiệp hội các nhà trị liệu Yoga quốc tế (IAYT).

Trẻ hóa bản thân

Nghỉ dưỡng Yoga là một kỳ nghỉ ngơi lý tưởng để thay đổi quan điểm về cuộc sống và trở nên khỏe mạnh hơn, thư thái và kết nối hơn.

Theo dõi chúng tôi

[et_social_follow icon_style=”slide” icon_shape=”rounded” icons_location=”top” col_number=”2″ counts=”true” counts_num=”0″ outer_color=”dark”]

Khoa học Thư giãn

Khoa học Thư giãn

Khoa học Thư giãn
bởi Swami Sitaramananda
17
THÁNG 8, 2018
Sivananda yoga dạy cho chúng ta nghệ thuật và khoa học thư giãn để chúng ta có thể trở nên điềm tĩnh và thăng bằng trong mọi thăng trầm của cuộc sống.
Sự đấu tranh sinh tồn diễn ra khắp nơi xung quanh chúng ta. Trong mọi lĩnh vực đều có sự cạnh tranh và căng thẳng. Vấn đề này đã trở nên rất khó khăn. Nạn thất nghiệp xảy ra khắp mọi nơi. Những người trẻ tuổi tài giỏi được giáo dục tốt ngày nay khó có thể kiếm được việc làm.

Rất nhiều căng thẳng về tinh thần và thể chất áp đặt lên con người hiện đại bởi stress hàng ngày và lối sống không lành mạnh.

Căng thẳng hiện đại có thể tràn ngập.

Các thói quen nhân tạo

Con người đã mất đi sự kết nối với thiên nhiên. Chúng ta bị căng cơ và các dây thần kinh và quên mất cách thư giãn. Nếu bạn tập thư giãn thì năng lượng sẽ không bị lãng phí. Trong lúc thư giãn cơ bắp và các dây thần kinh được nghỉ ngơi.

Prana hay năng lượng được dự trữ và duy trì. Đại đa số những người không có hiểu biết toàn diện về khoa học thư giãn này sẽ chỉ lãng phí năng lượng của họ bằng cách tạo ra những sự vận động cơ bắp không cần thiết và bằng cách đặt các cơ bắp và dây thần kinh dưới sức căng lớn.

Con người đã mất đi sự kết nối với thiên nhiên. Chúng ta bị căng cơ và các dây thần kinh và quên mất cách thư giãn.

Dấu hiệu của Căng thẳng

Có nhiều triệu chứng của căng thẳng (đặt link từ powerpoint). Mất ngủ, rối loạn ăn uống, các vấn đề về tiêu hóa, căng thẳng thần kinh trong cơ thể, tiểu đường, béo phì, rối loạn tự miễn, các vấn đề về tim mạch và dị ứng là những triệu chứng có thể dẫn đến các bệnh khác.

Ba loại căng thẳng

Có ba loại căng thẳng: thể chất, tinh thần và tâm linh.

Căng thẳng thể chất đi kèm với tư thế sai, thói quen ăn uống sai, hơi thở ngắn và sử dụng cơ thể không phù hợp hoặc ráng quá sức.

Căng thẳng tinh thần là nguyên nhân chính của căng thẳng thể chất. Điều này bao gồm cả căng thẳng cảm xúc tiêu cực do áp lực của cuộc sống hàng ngày, khó thích nghi với những thay đổi và trải nghiệm cảm xúc lộn xộn hoặc những ham muốn không được thỏa mãn.

Căng thẳng có thể đến bất cứ lúc nào.

Những căng thẳng của cuộc sống hiện đại

Trong xã hội công nghệ đô thị hiện đại, cuộc sống của chúng ta rất nhanh và đòi hỏi cao. Con người được kỳ vọng phải phải thể hiện, làm nhiều việc một lúc, phải tập trung và đạt hiệu quả. Họ dùng nhiều prana hơn là tái nạp prana.

Hơn nữa, con người bị cuốn vào xã hội tiêu xài và xã hội đa phương tiện, nơi có áp lực phải tiêu dùng và mua sắm, để được cập nhật những thứ thực sự không liên quan đến cuộc sống của chúng ta. Những đòi hỏi của xã hội hiện đại rút cạn nguồn lực và prana của chúng ta và khiến chúng ta trống rỗng và yếu đuối.

Ngoài ra, chúng ta đang mất đi sự hỗ trợ thực sự từ gia đình và bạn bè để giúp đối mặt với căng thẳng. Xã hội trở nên phức tạp, các mối quan hệ cũng trở nên không trọn vẹn và chúng ta sống trong một tình trạng thường xuyên nợ prana dẫn đến căng thẳng mãn tính.

Căng thẳng dẫn đến những cảm xúc tiêu cực

Lối sống này tạo ra những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, lo lắng, thất vọng, giận dữ và bất mãn. Những cảm xúc tiêu cực này có thể là trong thời gian ngắn hoặc lâu dài. Những cảm xúc tiêu cực lâu dài có thể quay trở lại lúc trước khi được sinh ra và thể hiện ra những đặc điểm tính cách nhất định.

Các sự kiện trong đời sẽ làm cho những xu hướng này trầm trọng thêm, hoặc có thể giúp một người chuyển sang những thói quen tích cực hơn. Do đó, các tình huống căng thẳng có thể là một cơ hội để phát triển. Thật vậy, thật căng thẳng khi phải đối mặt với những xu hướng trong quá khứ và những chuyện chưa được giải quyết.

Không còn gì để nói, loại căng thẳng tinh thần và cảm xúc mãnh liệt này có thể tiêu tốn rất nhiều năng lượng hay prana của chúng ta.

Những cảm xúc tiêu cực lâu dài có thể quay trở lại lúc trước khi được sinh ra và thể hiện ra những đặc điểm tính cách nhất định.

Căng thẳng tâm linh

Căng thẳng tâm linh thường không được chú ý tới. Nó không giống như mất việc, thay đổi trong các mối quan hệ, môi trường của chúng ta hoặc khủng hoảng kinh tế tạo ra căng thẳng. Nó là những nghi vấn cơ bản về sự tồn tại tiềm ẩn ở bên trong, mà không có bất kỳ câu trả lời nào, nó tạo nên sự lo lắng tiềm ẩn lâu dài trong tất cả chúng ta.

Những câu hỏi thường được hỏi chẳng hạn như, ‘Tôi là ai?’, ‘Tại sao điều này xảy ra với tôi?’, ‘Sống là gì?’, ‘Chết là gì?’, ‘Tôi nên ưu tiên cho điều gì?’, ‘Tôi có thể tin tưởng ai?’, ‘Đấng Tối Cao là ai? ‘,’ mối quan hệ của tôi với người khác là gì?’.

Người lớn tuổi, cha mẹ, người nhà, bạn bè hoặc thầy cô giáo của chúng ta thường không thể giúp đỡ hoặc hướng dẫn chúng ta tìm ra câu trả lời. Chúng ta trải nghiệm nỗi cô đơn và thiếu định hướng và trí tuệ bền vững.

Trên hết – Học cách thư giãn bằng cách dành thời gian trong tự nhiên và tập yoga.

Ba loại thư giãn

Thư giãn mang lại sức khỏe. Có ba loại thư giãn: thể chất, cảm xúc và tâm linh. Nghệ thuật thư giãn bao gồm 3 cấp độ thư giãn và dẫn đến 3 cấp độ sức khỏe.

Về mặt kỹ thuật, thư giãn thể chất được gọi là savasana trong yoga, ‘tư thế xác chết’. Thông thường, ngay cả khi cố gắng nghỉ ngơi, chúng ta vẫn tiêu hao năng lượng thể chất và tâm trí qua sự căng. Nói chung, thư giãn thể chất là duy trì tư thế tốt trong mọi hoạt động để tránh căng cơ. Thư giãn thể chất có ý thức sẽ giải phóng sự tắc nghẽn và tạo điều kiện cho dòng máu mang oxy đến tất cả các bộ phận của cơ thể và đến tất cả các cơ quan đặc biệt là não.

Khoa học thư giãn

Đặc biệt, savasana là khoa học về thư giãn và là sự thư giãn có ý thức tiến lên của cơ thể và tâm trí, cho phép chúng ta cuối cùng tách rời khỏi sự dính dáng với cơ thể và trở về với bản thể bình an vốn có. Căng giãn cơ có ý thức trong tư thế savasana từ ngón chân, lên đến mắt, tai và đầu, giúp mang lại hiệu quả tự nhiên cho cơ thể và tâm trí của chúng ta. Trong khi hoàn toàn thư giãn, có rất ít hoặc không có năng lượng, hay prana, được tiêu thụ.

Căng giãn cơ có ý thức trong tư thế savasana từ ngón chân, lên đến mắt, tai và đầu, giúp mang lại hiệu quả tự nhiên cho cơ thể và tâm trí của chúng ta.

Thư giãn tâm trí

Thư giãn cảm xúc, hay tâm trí được đạt đến bằng cách thở chậm và nhịp nhàng, đặc biệt là thở ra chậm và sâu. Ngoài ra, thư giãn cảm xúc còn được đạt đến qua việc không nuôi lòng thù hận, thất vọng hoặc căm ghét với bất cứ ai hoặc bất cứ điều gì. Trái lại, người yogi thư giãn sẽ gửi tình yêu thương đến mọi người, chấp nhận mọi người và tha thứ cho mọi người. Tấm lòng rộng mở trong sự tin tưởng và niềm tin.

Người yogi nhìn thấy sự thiêng liêng trong mọi sự, vì vậy mà họ dễ dàng buông xả và thích nghi với những gì đang xảy ra. Người Yogi sống ở đây và bây giờ, thoát khỏi những kỳ vọng và những ý tưởng đã định sẵn. Tâm trí của một người yogi không còn thích và không thích, hoặc thu hút, gắn kết và ác cảm. Họ không ích kỷ và kết nối với sự mãn nguyện sâu thẳm và sự bình an trong Bản ngã thực sự.

Thiền định là một công cụ

Thiền định là một công cụ quan trọng để đạt được trạng thái tâm trí tách rời và thư giãn này. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trạng thái tinh thần thư giãn không có nghĩa là một trạng thái ngẫu nhiên của tâm trí và bản thân, miễn phí cho tất cả mọi người. Thật tế đó là trạng thái xao lãng của tâm trí. Trái lại, tâm trí của một người Yogi thư giãn là một tâm trí vững vàng nhưng hướng nội, tập trung hướng lên và thanh thản.

Thông thường, chúng ta muốn thư giãn tâm trí bằng cách thoát khỏi thực tại qua các hoạt động và giải trí liên tục thay đổi. Kết quả là, tâm trí trở nên ham muốn, bất mãn và phân tán hơn. Chúng ta không ngừng thay đổi sự tập trung, và trở nên bồn chồn tìm kiếm hạnh phúc trong những đối tượng và vật thể không hoàn hảo ở bên ngoài. Điều này sẽ dẫn đến căng thẳng và thất vọng, chứ không đem lại sự thư giãn và bình an.

Đọc thêm về học cách tập trung trong bài viết trên blog này bởi Swami Sitaramananda.

Thiền định và vun bồi những cảm xúc tích cực, chúng ta có thể tự chữa lành.

Sức khỏe cảm xúc thông qua tình yêu thương thanh khiết

Hơn nữa, thư giãn tâm trí và cảm xúc không phải là dửng dưng hay tách biệt mà là tìm hiểu tình yêu thương thanh khiết hay lòng sùng kính là gì. Qua việc thanh lọc trái tim và cảm xúc, chúng ta trở nên trưởng thành và “thông minh về cảm xúc”. Đây là một nỗ lực cả đời, vì vậy ta cần phải kiên nhẫn.

Vậy chúng ta phải làm gì? Trước hết chúng ta cần học cách điều tiết cảm xúc của mình, tránh những cực độ, cực cao hoặc cực thấp. Thứ hai, chúng ta cần học cách làm lắng dịu lòng ham muốn của mình, thay vào đó hãy biết hài lòng và biết ơn vì tất cả những món quà nhận được. Hành trình giữ kỷ luật tâm trí và cảm xúc này sẽ cho phép bạn trải nghiệm niềm hạnh phúc nội tại. Đổi lại, niềm hạnh phúc nội tại sẽ giải phóng chúng ta khỏi sự cưỡng bách và dục vọng.

Kết luận

Tóm lại, lối sống buông thả và phóng túng không phải là thư giãn.Một lối sống có ý thức, có sự mãn nguyện và bình dị mới là thư giãn và hạnh phúc thực sự.

Khoa học thư giãn đem đến sự thư giãn tâm linh, trạng thái tự do và hoan hỷ khi không có kỳ vọng hay ham muốn bất cứ điều gì. Thay vì lo lắng, chúng ta trải nghiệm được sự tách rời, mãn nguyện và toàn vẹn.

Các khóa giải tỏa căng thẳng và Thư giãn sắp tới tại Sivananda Yoga Farm có dạy những kỹ thuật này.

Theo dõi chúng tôi

[et_social_follow icon_style=”slide” icon_shape=”rounded” icons_location=”top” col_number=”2″ counts=”true” counts_num=”0″ outer_color=”dark”]

Đăng ký nhận thư tin tức của Yoga Farm để thường xuyên cập nhật thông tin, các bài viết và các sự kiện sắp tới.

Con đường Yoga chữa lành sâu hơn

Con đường Yoga chữa lành sâu hơn

Con đường Yoga chữa lành sâu hơn

bởi Swami Sitaramananda

24
THÁNG 8, 2018

Swami Sivananda nói rằng chúng ta là tác giả của sức khỏe và hạnh phúc của chính bản thân mình. Ta thường không nhận ra rằng sức khỏe thể chất phụ thuộc vào sức khỏe tinh thần.

Trong thực tế, chúng ta có xu hướng xem các bệnh về thể chất của mình như một điều gì đó xảy ra từ bên ngoài, và thường là đột ngột xảy đến. Thật ra, bệnh tật luôn là một lời cảnh tỉnh, một bài học về bản thân và là cơ hội để tự thay đổi bản thân. Các sự kiện làm chấn thương hoặc những hoàn cảnh khó khăn về nghiệp thường được ẩn giấu và không được nói ra, dẫn đến bệnh tật. Con đường sâu hơn để chữa lành với yoga cho chúng ta thấy rằng yếu tố tâm linh luôn hiện hữu nhưng lại thường không được nhận thấy và bị hiểu lầm.

health symposium small
Liệu pháp Yoga chữa lành

Sức khỏe tâm linh

Chúng ta không hiểu rằng có sức khỏe tâm linh sẽ dẫn đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Chúng ta cũng không biết rằng các mối quan hệ lành mạnh và sự cân bằng về cảm xúc là một phần của sự cân bằng hạnh phúc. Cách tiếp cận trị liệu toàn diện của Yoga giải quyết vấn đề phức tạp này của sự kết nối và phụ thuộc lẫn nhau giữa cơ thể-tâm trí-tâm linh.

Thật ra, bệnh tâm thần hoặc thể chất là một triệu chứng thiếu kết nối với khía cạnh tâm linh của chúng ta. Sự kết nối bị chặn và có xu hướng xác định sai hoặc bóp méo ý tưởng của bản thân. Hơn nữa, các phương pháp chữa bệnh thông thường thường không có hiệu quả trong những trường hợp này.

Thường xuyên thực hành Yoga và tự kiềm chế bản thân sẽ điều chỉnh các biến động cảm xúc và mang lại sự mãn nguyện và bình an.

Con đường Yoga chữa lành sâu hơn

Thực hành Yoga cổ điển đưa người ốm đau trở lại trạng thái kết nối tự nhiên, không bị biến dạng. Thực ra, yoga có khả năng chống lại các lực ở bên trong một người, lực này có xu hướng đưa người đó đến những cực điểm. Hơn nữa, những loại nghiệp tiêu cực này thường được tăng cường qua giáo dục và các mối quan hệ, và có thể mất thời gian đáng kể và nhận thức liên tục để củng cố lại những loại nghiệp tích cực.

Đôi khi, sau khi hạ đến điểm tận cùng, một người có thể thoáng thấy thực tại nhưng không thể duy trì nỗ lực của họ. Thực hành Yoga asana đều đặn và thực hành tự kiềm chế bản thân sẽ điều hòa các biến động cảm xúc và mang lại sự mãn nguyện và an bình. Hơn nữa, yoga đòi hỏi sự tập trung và chống lại xu hướng của tâm trí đi lang thang và rơi vào ảo mộng, dấn sâu vào những ý tưởng sai lầm. Cuối cùng, khi đã có được sức khỏe, cá nhân mỗi người cần phải duy trì sự khỏe mạnh này bằng cách thực hành sadhana đều đặn, được bồi đắp sự vững tâm trong một cộng đồng, hoặc satsanga.

Health-8
vietnam health house relaxation

Thực tế là rất khó để một người có thể tự duy trì việc thực hành thường xuyên do những thói quen tiêu cực đã ăn sâu. Môi trường nhà ở thường mang lại bệnh tật. Còn cộng đồng tâm linh hoặc satsang cung cấp một môi trường chữa bệnh.

Kết luận

Tóm lại, các phương pháp yoga đều luôn giống nhau, đó là hiểu được rằng sự kết nối với tâm linh chính là chìa khóa quan trọng nhất để chữa bệnh. Bằng cách quay trở lại hơi thở có ý thức, thực hành asana, thư giãn sâu, dinh dưỡng đúng, suy nghĩ tích cực và thiền định thì sẽ có thể đạt được sự kết nối này. Ngoài ra còn có thể tham dự các khóa nghỉ dưỡng Yoga, thoát khỏi sự cô lập, và bồi đắp sự thành tâm, niềm tin và sự tách rời.

© Swami Sitaramananda 2018 – Không một phần nào của bài viết này được sao chép dưới mọi hình thức mà không có sự cho phép bằng văn bản của tác giả.

Theo dõi chúng tôi

[et_social_follow icon_style=”slide” icon_shape=”rounded” icons_location=”top” col_number=”2″ counts=”true” counts_num=”0″ outer_color=”dark”]

Đăng ký nhận thư tin tức của Yoga Farm để thường xuyên cập nhật thông tin, các bài viết và các sự kiện sắp tới.

Lợi ích của khóa huấn luyện giáo viên Sivananda Yoga

Lợi ích của khóa huấn luyện giáo viên Sivananda Yoga

Lợi ích của huấn khóa luyện giáo viên Sivananda Yoga

bởi Swami Sitaramananda

1
THÁNG 9, 2018
Đây là lý do tại sao khóa huấn luyện giáo viên Sivananda Yoga (TTC) rất nổi tiếng, bởi vì khóa học này nghiêm túc và đòi hỏi sự cam kết. Sivananda Yoga TTC là một khóa thực hành kéo dài một tháng về Lối sống Yoga toàn diện và trải nghiệm Yoga – sự hợp nhất của Cơ thể-Tâm trí-Tâm linh. Chỉ khi đó ta mới có được sự chuyển đổi và sự phát triển bản thân thực sự.

Hỏi: Tại sao khóa học kéo dài bốn tuần liền?

Đáp:  Nếu chúng ta học các kỹ thuật Yoga song song với cuộc sống như một khóa học vào cuối tuần chẳng hạn, thì chúng ta sẽ luôn chọn lọc và chọn những gì chúng ta sẽ học và sẽ không thể cảm nghiệm được sự bổ ích của Lối sống Yoga khi một yếu tố của đời sống ảnh hưởng đến những yếu tố khác; ví dụ, nếu chúng ta tích cực và cảm thấy được hỗ trợ bởi đoàn thể, cộng đồng tâm linh (sangha), thì chúng ta sẽ cảm thấy chắc chắn hơn trong các lựa chọn về tâm linh và lối sống sẽ đưa ta đến Sức khỏe và Bình an.

4 students in tree pose in front of pond

Tư thế cái cây trước hồ.

Hỏi: Tại sao học viên từ các quốc gia khác nhau, độ tuổi và mức độ thể chất khác nhau lại học chung trong cùng một khóa huấn luyện?

Đáp: Học viên không chỉ được tiếp xúc với các nền văn hóa đa dạng, mức độ thể chất đa dạng mà còn với các tính cách và tôn giáo khác nhau, và mức độ đa dạng về mức độ trí tuệ và tinh thần. Đây là cách để tìm thấy sự Thống nhất trong sự Đa dạng, để tìm ra điểm chung giữa những sự khác biệt: tăng khả năng chịu đựng, tình yêu thương nhân loại nói chung và tránh chủ nghĩa bè phái và tinh thần đảng phái. Tôn trọng những sự khác biệt, chúng ta học cách thích ứng, điều chỉnh, thích nghi và do đó không thể bị nhiễm sâu những niềm tin sai lầm và hình ảnh về bản thân, thay vào đó vươn đến Bản ngã cốt lõi của chúng ta vốn là Sự thật trong tất cả. Đây là tinh hoa trong lời dạy của tất cả các tôn giáo.

Tôn trọng những sự khác biệt, chúng ta học cách thích ứng với người khác vươn đến Bản ngã cốt lõi của chúng ta vốn là Sự thật trong tất cả.

Hỏi: Tại sao phải thức dậy vào 5:30 sáng ?

Đáp: Bởi vì thời gian tốt nhất để thiền là vào lúc mặt trời mọc. Đây là biểu tượng cho sự hiển hiện của Ánh sáng, của Tri thức và Sự thức tỉnh khỏi sự tăm tối. Nó thúc đẩy chúng ta thoát khỏi tamas, tình trạng trì trệ, và chuyển biến cuộc sống của chúng ta, giữ cuộc sống đúng mực và không trở thành nạn nhân của hoàn cảnh. Thiền định vào buổi sáng sớm trước khi bắt đầu ngày mới là một bước chân trên con đường đúng đắn hướng tới Lối sống Lành mạnh. 30 ngày tuân thủ chế độ này sẽ trang bị cho bạn thói quen mới, thói quen này có khả năng xoay chuyển cuộc sống của bạn.

Students study and learn in the TTC lecture classes
Teacher assisting students in the yoga class.
Students happy after receiving certificates
Teacher Training Students happy during karma yoga time

Học viên TTC tập luyện và học trong lớp yoga và ngoài trời qua những tương tác hàng ngày.

Q: Why this rigorous daily schedule?

A: Yoga is Life and Life is Yoga. Master Sivananda taught the Synthesis of Yoga, combining the different classical Yoga methods for a Balance Life and Peace of Mind.

The schedule is busy, but busy with good and positive things such as meditation, Yoga asana classes, pranayama , relaxation techniques, teaching instructions, vegetarian meals, scriptural study (Bhagavad Gita), and Yoga Philosophy (Vedanta).

We get to experience all day long new thoughts and get out of our habitual thoughts. This is helping us to create self discipline and balance our energies and forces us to live in the solid present, instead of wallowing in the past or projecting upon the future.

The NOW can be attained by a concentrated state of mind.

 

Cả ngày chúng ta được trải nghiệm những tư duy mới và thoát khỏi những suy nghĩ theo thói quen của mình.

Hỏi: Tại sao lại nhận mạnh rất nhiều vào các vị Guru?

Đáp: Một vị Guru không phải là một con người, mà là một người biểu hiện cho sự Thức tỉnh của Tri thức sẽ xua tan bóng tối của sự vô minh của chúng ta. Một vị Guru đại diện cho Bản thể cao hơn của chính chúng ta. Kết nối với Guru sẽ giúp chúng ta được truyền cảm hứng hướng đến sự Tự do của chính mình. Giáo lý cổ điển này được dựa trên giáo lý phổ quát của truyền thống Yogic Wisdom và được gọi là Gurukula, sống và chia sẻ với nhau dưới mái nhà chung của vị Guru, một bậc hiền nhân giác ngộ.

Theo cách này, chúng tôi vẫn duy trì được sự nhận thức. Không có cách nào để có thể luôn nhận thức và mạnh mẽ tốt hơn là giữ kết nối với chính Ý thức, được phản ánh bên ngoài chúng ta và được nhìn thấy trong các bậc Guru nhưng lại được cảm nhận ở bên trong. Qua sự kết nối với Ý thức, ý thức sẽ được thức tỉnh và như thế sẽ có sự truyền đạt kiến thức. Trở thành một giáo viên Yoga không phải là trở thành một nhà thuyết giáo hay một nhà chuyên môn, mà là một con người chia sẻ niềm vui và tình yêu thương với những sinh linh khác.

Kết luận

Không thể nào kể hết những lý do tại sao. Điều này đủ để biết rằng đây là một hệ thống đã được thử nghiệm theo thời gian, với hơn 45.000 học viên được huấn luyện tính đến hiện tại, và thành quả này đến từ Tấm lòng yêu thương vô vị kỷ của một bậc Yogi nhân đạo vĩ đại – Swami Vishnudevananda và bác sĩ và cũng là Satguru của Ngài, Sư tổ Swami Sivananda.

Đây không phải là một tổ chức kinh doanh và tất cả các giáo viên là những người thực hành vị tha nhiệt thành, tuân theo kỷ luật, một điều thực sự hiếm có trong thế giới ngày nay. Chúng tôi mời các bạn cùng chia sẻ trong nỗ lực này vì Hòa bình. Liệu pháp Yoga ở đây không chỉ là vật lý trị liệu mà còn là liệu pháp Yoga chung cho một Tâm trí lành mạnh, một thế giới lành mạnh và môi trường lành mạnh trong một tinh thần lành mạnh.

Om shanti- shanti-shanti.

Đăng ký khóa huấn luyện giáo viên Yoga hôm nay >>

Xem video từ Swami Sita về chủ đề Lý do nên học khóa huấn luyện giáo viên Yoga >>

 

© Swami Sitaramananda 2018 – Không một phần nào của bài viết này được sao chép dưới mọi hình thức mà không có sự cho phép bằng văn bản của tác giả.
Bài viết gần đây
Theo dõi chúng tôi

[et_social_follow icon_style=”slide” icon_shape=”rounded” icons_location=”top” col_number=”2″ counts=”true” counts_num=”0″ outer_color=”dark”]

Đăng ký nhận thư tin tức của Yoga Farm để thường xuyên cập nhật thông tin, các bài viết và các sự kiện sắp tới.
4 students practice Tree Pose by the pond
The Benefits of the Sivananda Yoga Teacher Training Course
Swami Sita dạy từ sách Yoga Toàn thư
Learn to Focus with Yoga Psychology
Teaching Yoga with hands on correction
The Deeper Path of Yoga Healing

Học cách tập trung với tâm lý học Yoga

Học cách tập trung với tâm lý học Yoga

Học cách tập trung với tâm lý học Yoga

bởi Swami Sitaramananda

8
THÁNG 9, 2018
Tâm lý học Yoga phân tích các trạng thái tinh thần khác nhau để tìm cách khắc phục tâm trí bị phân tâm và học cách tập trung. Nếu làm được điều này thì sẽ ta có được sự bình an, phúc lạc và tự do thực sự.
Tâm lý học Yoga hiểu rằng tâm trí chỉ là công cụ nhận thức của chúng ta chứ không phải là chính chúng ta. Do đó, nâng cao chất lượng của công cụ nhận thức sẽ cải thiện quan điểm của chúng ta về bản thân và thế giới xung quanh. Do đó, điều này cuối cùng sẽ dẫn đến một tầm nhìn rõ ràng hơn, nơi ta học cách tập trung, có sự kết nối với mục đích của mình và trải nghiệm sự tự do thực sự.

Thiền định ở Đền thờ  trên Đồi Siva.

Tập hợp các ý nghĩ

Học cách tập trung là quá trình của trí óc thu thập các sóng suy nghĩ và buông bỏ những sự xao lãng. Sóng của cái hồ tâm trí và những sự xao lãng vẫn còn đó nhưng vẫn có một nỗ lực để duy trì sự tập trung và không hoàn toàn đánh mất chính mình. Là một vấn đề thực tế, Tâm lý học Yoga tuyên bố rằng nếu chúng ta có thể duy trì trạng thái tâm trí tập trung đó, chúng ta sẽ đạt đến trạng thái siêu tập trung vào một điểm duy nhất. Hơn nữa, trạng thái siêu tập trung này sẽ không đến nếu chúng ta không kiên định chọn Bản thể thực sự vốn đối lập với những sự xao lãng hoặc ảo tưởng.

Tâm lý học Yoga tuyên bố rằng nếu chúng ta có thể duy trì trạng thái tâm trí tập trung đó, chúng ta sẽ đạt đến trạng thái siêu tập trung vào một điểm duy nhất.
Trong trạng thái siêu tập trung của tâm trí, cuối cùng chúng ta có thể hoàn toàn vượt qua các sóng của tâm trí – những phóng chiếu hão huyền, ham muốn và những phản ứng không thực tế – và chuyển từ ý nghĩ có ý thức về “tôi” sang trạng thái hiện hữu, hòa nhập với nền tảng của suy nghĩ , đó là đại dương của niềm phúc lạc không bị gián đoạn, vô điều kiện. Dĩ nhiên, đây là một câu có nghĩa và chúng ta sẽ cần phải hiểu điều này một cách rất rõ ràng.
Phía trên bên trái: Swami Vishnudevananda

Phía trên bên phải: Swami Vasishtananda

Tâm lý học Yoga

Bạn không thể đi từ trạng thái tâm trí phân tán đến trạng thái an tĩnh tuyệt đối – trạng thái hấp thụ. Thật ra, từ trạng thái nhảy, bạn không thể trực tiếp chuyển sang trạng thái ngừng suy nghĩ, hoàn toàn mãn nguyện hoặc sang trạng thái chỉ duy nhất tập trung vào mục đích và vào Bản thể thực sự. Thật ra, trước tiên bạn phải trải qua trạng thái tập hợp ý nghĩ, phải lắng dịu xuống và thu thập những suy nghĩ. Tại sao người ta không thể làm được điều này? Ngay tại đó bạn gặp phải một hàng rào chắn. Bạn biết đầu óc đang nhảy nhót, vậy tại sao bạn lại không thể tiến đến trạng thái tập trung vào một điểm? Tại sao lại khó như vậy?

trong Tâm lý học Yoga chúng tôi nói rằng đó là do ảo tưởng về một cái gì đó bên ngoài bạn. Ảo tưởng về những thứ bên ngoài này là một sự phóng chiếu, đó là do thiếu sự hiểu biết và niềm tin. Bằng chứng của điều này là chúng ta không hạnh phúc. Chúng ta có được những gì chúng ta muốn nhưng sau đó chúng ta theo đuổi thứ khác, có được nó, và rồi lại theo đuổi thứ khác, rồi chúng ta vẫn không hạnh phúc. Hơn nữa, chúng ta nghĩ rằng đây là chuyện bình thường, một trạng thái bình thường, chỉ là “cuộc sống”.

Bám chặt vào sự thực hành

Chúng ta nghĩ rằng mình sẽ bỏ lỡ cuộc sống nếu trở nên tập trung hoặc nếu kiên định với một điều gì đó. Nhưng thực tế, đây chính là điều mà xã hội của chúng ta đang thiếu, một ý chí kiên định. Cái được gọi là tự do mà chúng ta đã lớn lên cùng nói rằng: “Nếu tôi không thích một thứ gì đó thì tôi có thể vứt bỏ nó và chuyển sang một thứ khác.” Không bao giờ giữ vững lập trường đối với bất cứ điều gì là tư duy chung. Thật ra, khi bạn không giữ ý chí kiên định thì nó sẽ làm cho tâm trí thay đổi thất thường và bởi vì tâm trí quá đòi hỏi, nó không biết cách tập trung như thế nào, và do đó chúng ta bị lạc lối trong những ảo tưởng do chính mình tạo ra.

Kết luận

Tóm lại, bằng cách hiểu được các trạng thái tâm trí khác nhau, có ý thức buông bỏ và dành thời gian để học cách luôn luôn tập trung và luôn giữ được ý chí kiên định, chúng ta có thể đạt được những gì chúng ta thực sự muốn. Nghịch lý thay, chúng ta sẽ phải từ bỏ ý thức tự do để làm những gì chúng ta thích và giữ cho tâm trí của chúng ta được tập trung vào một điểm để được tự do.

Các khóa thiền được cấp chứng chỉ sắp tới dành cho học viên trình độ trung cấp >>

Các khóa thiền Yoga cho sức khỏe và hạnh phúc dành cho học viên mới bắt đầu sắp tới >>

© Swami Sitaramananda 2018 – Không một phần nào của bài viết này được sao chép dưới mọi hình thức mà không có sự cho phép bằng văn bản của tác giả.
Bài viết gần đây
Theo dõi chúng tôi

[et_social_follow icon_style=”slide” icon_shape=”rounded” icons_location=”top” col_number=”2″ counts=”true” counts_num=”0″ outer_color=”dark”]

Đăng ký nhận thư tin tức của Yoga Farm để thường xuyên cập nhật thông tin, các bài viết và các sự kiện sắp tới.

Hướng dẫn thiền cho người mới bắt đầu

Hướng dẫn thiền cho người mới bắt đầu

Hướng dẫn thiền cho người mới bắt đầu

bởi Swami Vishnudevananda
Bây giờ chỉ trong vài phút, hãy lặn sâu vào sự tĩnh lặng đó. Hãy lắng nghe sự tĩnh lặng, nhìn thấy sự tĩnh lặng, nếm, ngửi và chạm vào sự tĩnh lặng.
Vào khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời, bạn sẽ nghe thấy sự tĩnh lặng tuyệt đẹp đó, giai điệu của tâm hồn bạn, âm thanh của chính tâm hồn bạn, âm nhạc của tâm hồn bạn. Vị thần đó, sự bình an đó sẽ đến với bạn. Bạn sẽ rời khỏi cơ thể của mình với nhận thức đầy đủ và sự bình an và shanti. Bây giờ hãy lặn sâu. Nghe thấy âm thanh vĩnh cửu của Om trong tĩnh lặng và chúng ta sẽ giữ im lặng chỉ trong vài phút, chỉ vài phút.

Vở kịch của tâm trí

Bạn ngồi nhắm mắt trong ba tiếng đồng hồ. Sự thiền định có đến không? Ngồi nhắm mắt như một bức tượng sẽ không mang lại cho bạn bất cứ điều gì nếu vở kịch vẫn đang diễn ra bên trong. Vở kịch vẫn liên tục tiếp diễn; Thiền định là một quá trình tỉnh thức khi con người thoát khỏi trạng thái bị đồng hoá với vở kịch này, vở kịch của cơ thể và tâm trí.

Thiền định là một quá trình tỉnh thức khi con người thoát khỏi trạng thái bị đồng hoá và mất mình trong cảnh bối và đối tượng bên ngoài.

Thiền định bắt đầu với sự tách rời khỏi tâm trí

Thiền định bắt đầu trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Nếu bạn không thể tách mình ra khỏi các hoạt động hàng ngày thì bạn sẽ không thể nhắm mắt và thiền được. Nếu chúng ta liên tục đồng hóa với các hoạt động và bản chất của mình thì khi chúng ta ngồi xuống, các hoạt động đó sẽ tiếp tục. Ngay cả khi bạn vẫn nhắm mắt, hai tay đan vào nhau, hai chân xếp bằng, tâm trí vẫn không được kiểm soát.

Tâm trí sẽ chiếm lĩnh và bạn sẽ đồng hóa với vở kịch của tâm trí. Cho dù bạn có vận động cơ thể và đồng hóa với cơ thể của mình, hoặc nếu bạn giữ yên cơ thể và nhắm mắt lại, điều đó cũng không có gì khác biệt. Tâm trí sẽ diễn vai của nó trong mọi hoàn cảnh.

Để tách rời và giữ tâm trí tránh xa những gì diễn ra hàng ngày để khi ngồi thiền có thể rút tâm trí vào bên trong, bạn phải thực hiện bước đầu tiên được gọi là Karma Yoga. Karma Yoga là bước cơ bản để sự thực hành thiền định của bạn được tiến bộ. Không thể có thiền định nếu không có Karma Yoga; không quan trọng bạn làm những việc gì khác.

Trích từ sách: Swamiji Said – A Collection of Teaching by Swami Vishnudevananda in His Own Words

 

Theo dõi chúng tôi

[et_social_follow icon_style=”slide” icon_shape=”rounded” icons_location=”top” col_number=”2″ counts=”true” counts_num=”0″ outer_color=”dark”]

Đăng ký nhận thư tin tức của Yoga Farm để thường xuyên cập nhật thông tin, các bài viết và các sự kiện sắp tới.
4 students practice Tree Pose by the pond
The Benefits of the Sivananda Yoga Teacher Training Course
Swami Sita dạy từ sách Yoga Toàn thư
Learn to Focus with Yoga Psychology
Teaching Yoga with hands on correction
The Deeper Path of Yoga Healing

Nâng cao Nhận thức về Bản thân

Nâng cao Nhận thức về Bản thân

Nâng cao Nhận thức về Bản thân

bởi Swami Sitaramananda

Swami Sitaramananda

Swami Sitaramananda

Giám đốc của Yoga Farm

Swami Sitaramananda là một đệ tử thâm niên của Swami Vishnudevananda và là acharya của các trung tâm và Ashram ở Bờ Tây Hoa Kỳ.  Swamiji cũng là acharya của tổ chức Sivananda ở Á châu, đặc biệt ở Việt Nam, nơi cô được sinh ra.

Tại sao nhận thức về bản thân lại quan trọng?

Những hiểu biết về tâm linh vượt lên trên các hoạt động của tâm trí và trí tuệ. Chức năng của nhận thức về bản thân là cơ sở để chữa lành
Bắt đầu với nhận thức về hơi thở. Đưa nhận thức của bạn về thời điểm hiện tại, vốn tự nó đã hoàn hảo, cùng với hơi thở chậm và nhẹ nhàng mà không phải ráng sức.
Hãy hướng nội và cảm nhận khả năng hiểu biết của trái tim/linh hồn và bắt đầu tin vào nó. Thu nhỏ cái tôi cảm thấy tách biệt và đơn độc trong trải nghiệm về một thực tại to lớn hơn hay nhóm ý thức.
Nhận thức về bản thân đưa đến sự chữa lành về tinh thần, kết nối với đấng Thiêng liêng. 

Các công cụ nhận thức về bản thân

  • Bạn không đơn độc
  • Không còn đổ lỗi, tội lỗi, giận dữ, oán giận, tuyệt vọng, cự tuyệt, tự thương hại hay tự làm nạn nhân
  • Trau dồi lòng biết ơn
  • Không chấp nhận bản thân không hoàn hảo, cái tôi, ý tưởng về chúng ta là ai
  • Chấp nhận rằng ở một cảnh giới khác, chúng ta hoàn hảo và không bị tác động bởi tất cả những gì đang diễn ra
  • Có được bình an và sự mãn nguyện bằng cách chấp nhận mọi thứ và yêu thương mọi thứ 
  • Không chối bỏ bất cứ điều gì
  • Đừng nghĩ rằng có điều gì đó tốt đẹp hơn
  • Hạn chế chạy về phía mọi thứ hay tránh xa khỏi chúng
  • Hít thở vào sự đau đớn, thể chất hoặc tinh thần
  • Xua tan nỗi đau trong sự chấp nhận
  • Giữ bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh
  • Mọi thứ vốn đều hoàn hảo
  • Không than phiền
  • Giữ thái độ tươi cười, hợp tác, uyển chuyển
  • Buông bỏ sự kiểm soát
  • Buông bỏ nỗi sợ hãi (đền từ sự gắn kết)
  • Buông bỏ những lo lắng

 

meditation under a tree
group sitting meditation
group pranayama in a row
group lying savasana corpse pose

Các kỹ năng nhận thức về bản thân

  • Niềm tin vào khả năng chữa lành của một người
  • Niềm tin vào đấng Tối Cao hay thiên Nhiên đấng chữa lành
  • Niềm tin vào bác sĩ hay nhà trị liệu
  • Tăng sự tin tưởng vào bản thân và người khác
  • Tránh sự nghi ngờ và lo lắng thái quá
  • Ăn với niềm tin và tin chắc rằng thức ăn bổ dưỡng
  • Cầu nguyện trước khi ăn
  • Ban phúc cho thức ăn và người nấu ăn
  • Giữ một vật thể/hình ảnh nhắc nhở bạn về đấng Ngự trị bên trong
  • Lặp lại mantra với niềm tin
  • Đọc kinh văn và có niềm tin vào lời giảng dạy và vào những vị thầy
  • Dám làm những việc ngoài vùng thoải mái của bạn, chẳng hạn như thử tư thế mới, một nỗ lực mới và có niềm tin là nó sẽ có kết quả

Nhận thức về Bản thân

Tình yêu thương bản thân biến tình yêu thương được gửi đến người khác thành tình yêu thương của Bản Ngã linh thiêng của người ấy. Từ đó các kiểu gắn kết và sự tỉnh ngộ cơ bản được thay đổi khi chúng ta sống và hãy sống và tìm vị trí trong cuộc sống và định mệnh của mình.
  • Phát hiện các kiểu gắn kết
  • Gắn kết quá mức với cái gì đó bên ngoài cho thấy thiếu sự thương yêu bản thân
  • Dành thời gian cho chính mình
  • Vui hưởng cuộc sống
  • Thực hành khẳng định bản thân đồng thời cũng học cách cảm kích người khác 
  • Tránh so sánh bản thân mình với người khác
  • Tránh lãng phí năng lượng vào những điều bạn không thể thay đổi được
  • Hãy sẵn sàng để thay đổi những gì cần thay đổi, và nhận ra sự khác biệt
 

Kết luận

Nhận thức về bản thân mang lại trách nhiệm. Thực hiện các bước cần thiết có thể bằng cách uống thuốc, tập thể dục, ăn uống đúng cách, thiền định, những với ý tưởng rằng bạn đang thực hiện bổn phận với cơ thể như là một ngôi đền chứ không phải với ý tưởng về thành quả.

Nhận thức về bản thân vượt lên trên cái chết và bệnh tật.  Atman, Bản Ngã bất tử không sinh ra, không chết đi và cũng không có bệnh tật.  Chỉ có nghiệp đang diễn ra trong cuộc đời của mỗi người mà thôi. Một khi nghiệp được hiểu ra, cá nhân người đó sẽ trở nên sẵn sàng cho bất cứ điều gì và tìm thấy sự bình an.

© Swami Sitaramananda 2018 – không một phần nào của bài viết này có thể được sao chép dưới mọi hình thức mà không có sự cho phép bằng văn bản của tác giả.

Khóa huấn luyện giáo viên Yoga

Kiểm tra các khóa huấn luyện giáo viên Yoga 200 giờ được chứng nhận bởi Yoga Alliance của chúng tôi được tổ chức mỗi năm 2 khóa ở California, 3 khóa ở Việt Nam, một khóa ở Trung Quốc và một khóa ở Nhật Bản.

Các khóa học cơ bản

Chọn các khóa học sắp tới cho học viên mới bắt đầu và học viên trình độ trung cấp.

Đào tạo giáo viên cố vấn sức khỏe Yoga

Chương trình 800 giờ đào tạo giáo viên cố vấn sức khỏe Sivananda Yoga của chúng tôi được chứng nhận bởi Hiệp hội các nhà trị liệu Yoga quốc tế (IAYT).

Trẻ hóa bản thân

Nghỉ dưỡng Yoga là một kỳ nghỉ ngơi lý tưởng để thay đổi quan điểm về cuộc sống và trở nên khỏe mạnh hơn, thư thái và kết nối hơn.

Theo dõi chúng thôi

[et_social_follow icon_style=”slide” icon_shape=”rounded” icons_location=”top” col_number=”2″ counts=”true” counts_num=”0″ outer_color=”dark”]

4 students practice Tree Pose by the pond
The Benefits of the Sivananda Yoga Teacher Training Course
Swami Sita dạy từ sách Yoga Toàn Thư
Learn to Focus with Yoga Psychology
Teaching Yoga with hands on correction
The Deeper Path of Yoga Healing