Sự hạnh phúc, sức khỏe và hiểu biết cần thiết phải có năng lượng sống hoặc prana. Thiếu prana sẽ mang đến trầm cảm, stress và sự tăm tối. Trong thời điểm đại dịch hoành hành, điều quan trọng là phải biết cách tăng cường prana, bảo tồn prana, phòng tránh lây nhiễm và học cách chữa lành.
Prana là gì?
Prana là sinh lực hay năng lượng sống cho phép bạn sống và hoạt động trong thế giới này.
Khi prana rời khỏi cơ thể vật chất thì cái chết kéo đến.
Cần phải có Prana để sống và tiến bộ trong cuộc đời. Bạn bị thu hút bởi một ai đó vì prana của họ. Mọi thứ đều có sức sống ở những mức độ khác nhau. Hoa thật thì có nhiều prana hơn hoa nhựa. Thực phẩm tươi sống thì có nhiều prana hơn so với thực phẩm đóng hộp hoặc thực phẩm cũ.
Chính prana là cái làm cho bạn cảm thấy thích thú và thỏa mãn. Chất lượng cuộc sống của bạn được cải thiện thông qua việc cải thiện chất lượng prana.
Điều quan trọng cần biết là Prana có sức lan tỏa và có ở khắp mọi nơi trong Tự nhiên.
Vậy thì, nếu có nguồn prana dồi dào ở khắp mọi nơi thì tại sao đôi khi bạn cảm thấy thiếu sức sống hay kiệt quệ? Tại sao một số người mắc bệnh còn những người khác thì không? Người ta nói đó là do tuổi tác, rằng một số nhóm tuổi nhất định sẽ dễ mắc bệnh hơn, nhưng thực chất đó chính là do tình trạng miễn dịch và mức độ prana của họ.
Họ chỉ đơn giản là không biết cách cắm sạc vào nguồn prana và nạp lại năng lượng, bởi vì có sự tắc nghẽn trong dòng chảy prana từ suy nghĩ và lối sống tiêu cực.
5 điều mọi người cần học để thực hành với prana:
Tăng cường
Bảo tồn
Cân bằng
Chuyển hướng
Thanh lọc
1&2: Làm thế nào để tăng cường và bảo tồn Prana.
Bạn cần biết rằng, để được khỏe mạnh và hạnh phúc, chỉ làm tăng prana thôi thì chưa đủ mà còn cần bảo tồn và hạn chế tiêu xài, lãng phí prana. Cũng giống như với tiền bạc, bạn có thể kiếm tiền nhưng bạn cũng có thể tiêu hết và luôn không có tiền hoặc bị nợ tiền.
Hơn bao giờ hết, đã đến lúc chúng ta phải nhìn lại lối sống của mình. Nói cách khác, chúng ta phải nhìn lại xem mình đang làm gì và đang sử dụng các giác quan như thế nào?
Trước tiên hãy cố gắng hiểu rằng chúng ta có được prana từ việc sử dụng các giác quan và prana bị cạn kiệt cũng từ việc sử dụng các giác quan.
Bạn có thể nhận được prana từ hành động của mình và làm cạn kiệt prana bằng hành động của mình.
Từ kiến thức về Yoga và Ayurveda, bảng dưới đây cho thấy mối tương quan giữa các thành tố tự nhiên, cơ quan cảm giác và chức năng của chúng và cơ quan hành động và chức năng của chúng.
Ngửi Mũi ĐẤT Hậu môn Bài tiết
Nếm Lưỡi NƯỚC Bộ phận sinh dục Sinh sản
Nhìn Mắt LỬA Chân Di chuyển
Sờ chạm Da KHÍ Tay Cầm nắm
Nghe Tai KHÔNG GIAN Lưỡi Nói
Tăng prana thông qua thành tố đất
Việc nên làm: Sống trong thiên nhiên, sống trong nhà xây bằng vật liệu tự nhiên, tôn trọng thiên nhiên và làm vườn.
Bước đi trên mặt đất, chạm vào đất, ôm cây, ngắm nhìn núi rừng.
Hãy chắc chắn rằng bạn ăn thực phẩm có prana cao, đó là những sản phẩm tươi từ đất.
Hạn chế: tiêu tốn quá nhiều thời gian ở các thành phố lớn, trong nhà bê tông, vỉa hè, xe hơi, nhà cao tầng, vật liệu nhựa, các sản phẩm gây hại cho môi trường và rác thải.
Việc cần tránh: ăn quá nhiều. Đảm bảo việc bài tiết được tốt.
Tăng prana thông qua thành tố nước
Việc nên làm: Uống nước sạch tinh khiết. Khoảng 70% cơ thể chúng ta là nước và nó rất nhạy cảm. Xem nghiên cứu của Tiến sĩ Emoto. Ăn trái cây ngọt, mật ong và uống sữa tinh khiết. Tránh thức ăn khô. Rửa bằng nước sạch.
Tắm trong đại dương, sông suối.
Giới hạn: Nước có ga như soda, cà phê, rượu.
Nên biết rằng bạn tiêu tốn rất nhiều prana trong hoạt động tình dục.
Tăng prana thông qua thành tố lửa
Hàng ngày, hãy dành thời gian ra ngoài trời dưới ánh nắng mặt trời. Mở cửa ra vào và cửa sổ để ánh sáng mặt trời tự nhiên có thể chiếu vào. Uống nước ấm. Ăn thức ăn ấm. Muốn tiêu hóa tốt đòi hỏi lửa tiêu hóa phải mạnh.
Tránh thức ăn lạnh và hoặc thức ăn để ngoài trời lạnh.
Tránh nhìn quá nhiều vào màn hình máy tính và lấy năng lượng nhân tạo vào người thông qua mắt của bạn.
Tránh di chuyển quá nhiều (bị cách ly và không đi du lịch thực sự rất tốt cho sức khỏe).
Tăng prana thông qua thành tố khí
Cố gắng chọn sống nơi không khí trong lành sạch sẽ.
Giữ phòng ốc, nhà cửa thông thoáng.
Tránh xa các chất ô nhiễm như khói xe, khói thuốc lá.
Hít thở sâu. Thực hành các bài tập thở (pranayama) hàng ngày.
Tránh không khí nhân tạo như trong máy bay hay phòng máy lạnh.
Bạn có thể ôm em bé để truyền prana cho chúng. Trị liệu bằng xúc chạm là cho đi prana.
Để có thể bảo tồn prana, hãy cẩn thận với kiểu sờ chạm kích thích cảm giác, nó sẽ làm cạn kiệt prana. Tránh nắm giữ quá nhiều, tích trữ và mua sắm quá mức, vì những điều này làm suy kiệt prana của bạn. Trái lại, cho đi mang lại cho bạn nhiều prana hơn!
Tăng prana thông qua thành tố không gian
Không gian là thành tố vi tế nhất, do đó nó là thành tố mạnh nhất.
Yoga dạy rằng prana ở trong cơ thể vi tế của chúng ta và được kết nối với suy nghĩ.
Suy nghĩ tích cực mang lại prana, suy nghĩ hay cảm xúc tiêu cực làm cạn kiệt prana.
Hát kirtan, thực hành tư duy tích cực, cầu nguyện, bầu bạn với những người thông thái, viếng thăm đền chùa và địa điểm hành hương.
Tránh âm nhạc lớn, quán bar, câu lạc bộ, đám đông và những hội nhóm bạn bè không lành mạnh.
Tránh những suy nghĩ tiêu cực, ích kỷ, thấp kém.
Hãy cẩn thận trong lời nói. Cố gắng nói hoặc viết những lời hữu ích.
Điều QUAN TRỌNG cần nhớ:
Thiếu Prana dẫn đến việc tìm kiếm sự kích thích
Nhiều bệnh tật, nghiện ngập và thói quen xấu bắt nguồn từ sự thiếu hụt prana.
Nợ Prana dẫn đến stress.
Căng thẳng khiến bạn tìm kiếm “sự thỏa mãn tức thì” thông qua việc tự dùng thuốc (sử dụng ma túy, rượu, v.v.) hoặc tự bù đắp cho bản thân và nó dẫn đến đau khổ.
Stress là nguyên nhân của nhiều bệnh tật.
3. Không chỉ làm tăng Prana mà còn cần làm cân bằng Prana
Trọng tâm chính trong thực hành Yoga, asana hoặc thực hành hít thở là sự cân bằng. Chúng ta cũng có thể đạt đến “trạng thái cân bằng” bằng cách thay đổi thái độ và cách chúng ta hoạt động. Mục tiêu là đạt được trạng thái tích hợp, gọi là bình thản.
Để khỏe mạnh và hạnh phúc, chúng ta cần học cách cân bằng năng lượng cá nhân và tập thể. Thế giới đang mất cân bằng và căng thẳng.
Khi mất cân bằng, chúng ta thấy thực tại bấp bênh vì tầm nhìn sai lệch. Thường sẽ là sự mất cân bằng giữa cảm xúc và trí tuệ, nghĩa là một người sẽ có một trong hai não trái hoặc não phải chiếm ưu thế hơn. Trong xã hội hiện đại Tây phương nhìn chung não trái chiếm ưu thế.
Cần làm gì?
Đầu tiên chúng ta cần nhận thức rằng sự bất hạnh của mình đến từ trạng thái mất cân bằng hoặc trạng thái chia rẽ chứ không đến từ người khác. Đau buồn và đổ lỗi đến từ sự thiếu nhận thức về việc những khó khăn trong cuộc sống đều đến từ chính cách nhìn và quan điểm của chúng ta. Thực hành Yoga cổ điển toàn diện mang đến sự trợ giúp ở mức độ nào đó vì nó cân bằng hai bán cầu não và đánh thức sự nhận thức về bản chất thật sự. Hãy thực hành yoga bằng cách giúp bản thân nhận ra sức mạnh và điểm yếu của mình và bằng cách điều hòa năng lượng. Điều đó sẽ có tác dụng như một phương pháp phòng ngừa đau đớn, là một liều thuốc bổ làm mới bản thân. Hãy bắt đầu thực hành cân bằng và cố gắng củng cố các yếu điểm của mình.
Hatha là cân bằng giữa năng lượng Mặt trăng / Năng lượng Mặt trời.
Chức năng não phải / Chức năng não trái
Năng lượng âm / năng lượng dương
Năng lượng nữ / Năng lượng nam
Bên thụ động, tiếp nhận / bên chủ động, kiểm soát trong tính cách của chúng ta
Cảm xúc, trực giác, cảm giác / trí tuệ, lý trí, suy nghĩ
Làm mát (lỗ mũi trái) / Làm nóng (lỗ mũi phải)
Hệ thần kinh phó giao cảm/ Hệ thần kinh giao cảm
Phản ứng thư giãn / phản ứng phòng vệ khi stress: “chiến hay chạy”
Giảm nhịp tim / tăng nhịp tim
Mất cân bằng prana gây ra stress và các vấn đề trong tính khí.
4. Prana cần phải được chuyển hướng
Cũng tương tự với việc chọn giữa việc lãng phí tiền của hoặc hoặc đem tiền đi đầu tư để có thêm nhiều tiền hơn, bạn có thể có thêm nhiều prana hơn bằng cách sử dụng nó một cách khôn ngoan và bạn cũng có thể làm mất prana bằng cách sợ sử dụng nó hoặc đầu tư sai chỗ. Ví dụ, sử dụng prana một cách đúng đắn vào thiền định và phục vụ vô vụ lợi. Càng dùng năng lượng vào đúng chỗ, bạn sẽ càng nhận được nhiều prana.
Sử dụng sai là lãng phí năng lượng qua việc cố gắng đạt được những thứ ích kỷ, chạy theo lạc thú và lười biếng. Nói chuyện tầm phào, đổ lỗi, nói xấu sau lưng người khác là lãng phí năng lượng
5. Prana cần phải được thanh lọc
Prana di chuyển qua các kinh mạch vi tế (nadi) trong cơ thể vi tế hay còn gọi là thể năng lượng.
Khoa học yoga biết nghệ thuật thanh lọc nadis để cho nguồn năng lượng cao hơn chảy vào và tạo ra tần số cao hơn trong suy nghĩ và cảm xúc.
Chế độ ăn và lối sống đúng sẽ thanh lọc nadis
Để có được prana và có thể giữ nó trong cơ thể, quan trọng không chỉ là giữ suy nghĩ thanh khiết và môi trường trong sạch mà còn phải đảm bảo ăn uống thực phẩm đúng. Tránh các chất như thuốc phiện và rượu bia, chúng làm tắc nghẽn nadi và gây tổn hại hệ thống prana.
Kết luận: Bây giờ là lúc sạc lại nguồn pin của bạn
Khi bạn dành thời gian lui về nơi tĩnh lặng nghỉ ngơi, hạn chế các giác quan và các hoạt động của đời sống vật chất, thực hành Yoga thường xuyên, bạn sẽ nạp lại năng lượng. Bạn có thể sạc lại prana như sạc pin. Lượng Prana dư ra sẽ được lưu trữ trong đám rối thần kinh mặt trời của cơ thể.
Việc cần làm:
1. Tham gia lớp Yoga hàng ngày hoặc nếu bạn không thể ra ngoài, hãy tham gia lớp học trực tuyến. Thực hành Yoga Asana để giải phóng các năng lượng bế tắc có hại và làm prana tuôn chảy trong cơ thể. Để làm được như vậy, bạn cần phải tuân theo trình tự chuỗi các tư thế asana với sự tập trung và thư giãn thích hợp ở giữa các tư thế.
2. Thực hành Pranayama hàng ngày:
Pranayama là kiểm soát prana bằng các bài tập thở. Có nhiều loại pranayama (kiểm soát prana) khác nhau. Bạn cần tham gia lớp với sự hướng dẫn của giáo viên. Tốt hơn hết là không nên hút thuốc lá hoặc sử dụng thuốc gây nghiện nếu bạn có ý định thực hành pranayama.
Các pranayama nên được thực hiện thường xuyên hàng ngày được đề xuất bởi tổ chức Sivananda là: Kapalabhati và Anuloma Viloma.
3. Sự tập trung tập hợp prana và thay đổi bước sóng suy nghĩ.
Tâm trí bị phân tán thì yếu đuối và có prana thấp. Thực hành tập trung tâm trí giúp gom nguồn prana bị phân tán lại và mang đến sức khỏe, sinh lực và bình an tâm trí. Tâm trí tập trung cảm thấy mạnh mẽ hơn, hoạt động hiệu quả hơn và mang lại sự hài lòng, mãn nguyện. Hãy giữ bản thân luôn bận rộn với những hoạt động tích cực.
4. Thiền định là hòa dòng prana cá nhân của bạn vào nguồn prana vũ trụ.
Thiền định giống như một loại thuốc bổ prana vì nó nạp năng lượng mạnh mẽ cho toàn bộ hệ thống năng lượng. Người thực hành thiền định tỏa sáng với nguồn prana tươi mới nạp được mỗi ngày. Hãy tham gia Satsang hoặc một khóa thiền trực tuyến để biết cần phải thực hành như thế nào.
5. Chữa lành bằng Prana: Hãy trở thành một người chữa lành!
Yoga chữa lành thông qua thực hành toàn diện tích hợp Thân – Tâm – Trí bao gồm năm điểm của sức khỏe (asana, hít thở, thư giãn, ăn thực vật, tư duy tích cực và thiền định).
Đây là hệ thống quan trọng nhất của y tế phòng bệnh. Nhiều phương pháp như xoa bóp trị liệu, bấm huyệt, châm cứu và y học năng lượng đều giúp khôi phục dòng năng lượng hữu ích. Bạn cũng có thể làm được như vậy bằng cách nhận ra rằng nguyên nhân chính của bệnh tật theo kinh điển và y học cổ xưa chính là ta đã quên mất bản chất thực sự của mình là hoàn toàn khỏe mạnh.
Sự quên đi đó gây ra tắc nghẽn về mặt năng lượng, sai lầm trong lựa chọn lối sống, chìm đắm trong các giác quan và cảm giác lạc lối. Khi người ta lấy lại được ý thức về mục đích, họ cảm thấy mạnh mẽ hơn và sinh lực tuôn chảy. Khi người ta quên mất Bản chất chân thật của mình và khi các khuynh hướng của cái tôi trở nên không kiểm soát được, quá trình bệnh tật sẽ xảy ra.
Bằng cách luôn nhớ đến Đấng Chữa Lành ở bên trong, bạn sẽ tỏa nguồn prana có ích ra xung quanh và mang lại không khí dễ chịu, niềm vui, sự an ủi và bình an cho tất cả mọi người. Cầu chúc cho bạn trở thành người chữa lành tuyệt vời trong thời gian này và gửi năng lượng chữa lành của bạn đến toàn thế giới.
OM TAT SAT.
“Quy luật sức khỏe là quy luật tự nhiên.” – Swami Sivananda
“Sức khỏe là vàng, Bình an tâm trí là hạnh phúc, Yoga chỉ đường đi đến đó.” – Swami Vishnudevananda
Bài nói chuyện ngày hôm nay có mục đích đưa ra những hướng dẫn để chúng ta tự tư vấn cho chính mình và tư vấn cho nhau trong những hoàn cảnh khó khăn và căng thẳng mà chúng ta rơi vào.
Tổ chức Sivananda Yoga Quốc Tế đang cung cấp dịch vụ tư vấn Yoga giải toả căng thẳng trực tuyến miễn phí cho tất cả mọi người, bạn hãy chia sẻ thông tin này và tận dụng cơ hội này để giúp đỡ chính mình và người thân.
Hầu hết nguyên nhân của những lần gặp bác sĩ là bắt nguồn từ stress. Hệ miễn dịch của chúng ta bị suy nhược đi bởi stress. Cho nên chúng ta dễ bị virus tấn công và có ít khả năng để chống lại chúng. Những triệu chứng khi chúng ta bị stress là chúng ta ăn không đúng, ngủ không đúng, và chúng ta không có mối quan hệ tốt với mọi người vì stress. Hãy xem lại một trong số những bài webinar gần đây của tôi nói về sợ hãi và lo âu và về yoga của những mối quan hệ. Vì vậy để giúp chính mình và những người khác, đầu tiên ta cần hiểu về nguyên nhân của stress trong chúng ta và cách để giải toả.
Bên cạnh đó, ta cần phải hiểu những hướng dẫn của triết lý yoga cổ điển về việc làm sao để quan sát chúng ta và môi trường, làm sao để nâng mình lên và làm sao để thay đổi môi trường theo hướng tích cực hơn. Tổng thể về cuộc sống và về tự nhiên có thể được hiểu thông qua việc nhận ra 3 tính chất diễn ra trong cuộc sống của chúng ta (lý thuyết về 3 gunas). Hiểu cách mà 3 tính chất của tự nhiên làm việc với nhau như thế nào và cách mà chúng vận hành như thế nào sẽ mang lại cho chúng ta sự khai sáng về chiến lược để chuyển hoá ta và người khác từ không khoẻ mạnh đến khoẻ mạnh, từ cảm giác tối tăm đến ánh sáng, từ tuyệt vọng đến bình an, từ giận giữ đến chấp nhật, từ u mê đến ánh sáng.
Stress là gì?
Phản ứng stress là một cơ chế có tính bản năng của hệ thần kinh-tâm lý và miễn dịch trong cơ thể để phản ứng lại mối đe doạ đối với sự sống còn của bản thân mà ta cảm nhận được.
Tâm trí liên hệ chặt chẽ với cơ thể, cho nên những gì ta cảm nhận được trong tâm trí/cảm xúc và hệ thần kinh sẽ tác động đến cơ thể, các cơ quan trong cơ thể và chức năng của chúng. Chúng ta bị những bệnh tâm lý bên trong là do stress.
Phản ứng stress là bình thường để sống sót (chiến-biến-đóng băng)
Nhưng phản ứng stress kéo dài có thể dẫn đến stress mãn tính và cuối cùng dẫn đến bệnh tật.
Ba phản ứng stress : chiến, biến hoặc đóng băng. Hãy theo dõi để thấy rằng phản ứng stress mà ta đang trải qua lúc này sẽ không trở nên quá in đậm và tạo nên những tổn hại lâu dài, lấy đi niềm vui và sự ngây thơ của chúng ta. Ba loại phản ứng là giận giữ, chạy trốn, và tê liệt.
Cần phải quay về phản ứng thư giãn khi hoạt động của cơ thể trở về trạng thái bình thường để mà chúng ta có thể khoẻ mạnh và chúng ta có thể hiện diện hoàn toàn trong hiện tại, làm chủ những khả năng của mình và phát triển những tiềm năng.
Stress có tính chủ quan, nó phụ thuộc vào nhận thức của chúng ta. Yếu tố gây stress có thể là thói quen nhìn nhận của ta về điều gì đó. Có cách để chúng ta thay đổi cách nhìn nhận của mình.
Chúng ta càng cứng nhắc chúng ta càng stress. Chúng ta càng mở rộng và linh hoạt chúng ta càng ít stress. Vì vậy hãy rộng mở và thư giãn.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong trong quản lý căng thẳng – stress là vai trò của sự nhận thức của chúng ta trong stress. Hầu hết mọi người đều tin rằng hoàn cảnh bên ngoài hoặc người khác tạo ra stress cho họ. Nhưng trong thực tế, chúng ta phản ứng khác nhau với cùng một hoàn cảnh căng thẳng. Cách chúng ta nhìn nhận một sự kiện đóng một vai trò quan trọng trong việc liệu yếu tố gây stress có kích hoạt phản ứng stress trong chúng ta hay không.
5 nguyên nhân của stress và Yoga giúp như thế nào?
Thiếu prana (năng lượng sống) từ thiên nhiên
Vấn đề: Chúng ta thiếu prana và chúng ta không có prana dự trữ, chúng ta cũng không biết tái nạp bình năng lượng của ta ở đâu. Chúng ta sống một cuộc sống nhân tạo, xa rời khỏi thiên nhiên. Hàng ngày chúng ta sử dung prana nhiều hơn prana mà chúng ta nhận được, nên chúng ta đã ở trong tình trạng nợ prana. Khi áp lực tăng lên, chúng ta rơi vào “sự phá sản” pranavà có thể bị bệnh do hệ miễn dịch yếu.
Ví dụ về một cuộc sống nhân tạo: Sống và làm việc ở những toà nhà cao tầng, sống trong phòng có máy điều hoà suốt ngày, lái xe quá lâu trong tắc nghẽn giao thông, đi bộ trên các đường xi măng, về đến nhà kiệt sức, xem ti vi và điện thoại để thư giãn, đặt đồ ăn giao đến nhà hoặc ăn ở ngoài, ăn đồ đông lạnh, uống thức uống không tự nhiên, dành quá nhiều thời gian lo lắng về thế giới bên ngoài v v.
Giải pháp: sống một cuộc sống hài hoà với Thiên Nhiên, tắm nắng mỗi ngày nếu có thể, sống một cuộc sống mà có thể tích trữ prana, trở nên tự lực hơn là phụ phuộc vào những thứ nhân tạo. Sự cách ly bắt buộc này hay sự giới hạn di chuyển này sẽ nuôi dưỡng chúng ta, giúp chúng ta sạc lại prana và làm cho chúng ta mạnh mẽ hơn. Chúng ta có thể trở nên mạnh mẽ để đối mặt với các thử thách.
2- Cảm xúc tiêu cực gây ra stress:
Những mối quan hệ không lành mạnh và những sự mong cầu kỳ vọng gây ra stress. Việc hiểu từng cảm xúc như thuốc chữa của chúng là rất quan trọng. Hãy phát triển ý thức về cảm xúc. Chính sự ý thức này đã có ích rồi.
Cảm xúc tiêu cực có thể ẩn sâu và chưa được phát hiện. Tuy nhiên, cảm xúc tiêu cực làm hao mòn prana giống như nước rỉ từ vòi nước. Cảm xúc tiêu cực có thể ăn sâu vào trong tính cách của một con người, có thể rất sâu và có thể dẫn đến bệnh tật. Ví dụ, Chúng ta có thể bị bệnh do những sự ngược đãi và lạm dụng trong mối quan hệ gia đình mà làm cho chúng ta cảm thấy không xứng đáng, là nạn nhân và bất lực.
Yoga giúp mở trái tim làm cho chúng ta từ bỏ sự phán xét đối với người khác. Yoga giúp chúng ta nhớ về bản chất thật sự của mình thứ mà không thể bị chạm tới và không thể bị làm tổn thương, thứ mà trọn vẹn, hoàn hảo, độc lập, tự do và vui vẻ, không cạnh tranh, và là duy nhất.
3 – Vấn đề thích nghi
Hãy buông bỏ tính sở hữu, sự đồng hoá sai lầm với những thứ không trường tồn. Bước lùi lại và thay đổi cách nhìn nhận về bản thân và người khác. Không thích nghi được là do ta bị gắn kết vào ý niệm của ta về việc mình là ai và mọi thứ phải xảy ra như thế nào (sự đồng hoá). Khi sự việc thay đổi, và chúng có thể thay đổi rất nhanh, chúng ta trở nên căng thẳng – kháng cự và phản ứng.
Càng phát triển sự linh hoạt, ta càng dễ dàng thích nghi với những hoàn cảnh mới. Chúng ta sẽ không kỳ vọng mọi thứ phải đúng nhưng mong muốn của mình, thay vào đó chúng ta sẽ tự nguyện thích nghi với hoàn cảnh. Sự thực hành yoga dạy rằng: “cột sống linh hoạt thì tâm trí linh hoạt”.
4 – Không chắc chắn và lo lắng về sự tồn tại
Yoga giúp làm giảm bới stress bằng việc mang lại sự linh hoạt trong cách nhìn về bản thân và những người khác như thế nào?
Sự không chắc chắn và lo lắng luôn luôn là vấn đề của chúng ta. Đây không phải là một hoàn cảnh mới. Sự không chắc chắn tạo nên stress. Vd: chúng ta bị stress về chính sự tồn tại, không biết mình là ai trên thế giới này, giữa tất cả những hiện tượng thay đổi này. Ngay cả cơ thể của chúng ta cũng thay đổi từng ngày và rồi cũng sẽ rời bỏ chúng ta. Môi trường quanh ta và các mối quan hệ của ta cũng thay đổi. Không có gì là bền vững mãi mãi cả – từ thời tiết cho đến thị trường chứng khoán, tình hình chính trị cho đến công việc và các mối quan hệ trong cuộc sống. Chúng ta sống trong sự không chắc chắn và muốn có được sự an toàn bằng cách kiểm soát mọi thứ, tuy nhiên, sự thật là ta không thể kiểm soát được cái gì hết.
Học cách nhìn thấy sự tuyệt đối trong khi chấp nhận sự tương đối và thay đổi. Chúng ta càng từ bỏ sự kiểm soát và cái tôi, chúng ta càng trở nên thoải mái trong sự không thoải mái. Người Yogi học để không bị cứng nhắc – để tách rời – để thay đổi cách nhìn nhận của mình về chính mình và về người khác. Tránh sự ám ảnh và cứng đầu.
Hãy cố gắng nhìn bức tranh rộng lớn. Đừng cá nhân hoá mọi thứ, đừng nghĩ rằng vấn đề của chúng ta là độc nhất và dễ dàng rơi vào thái độ của một nạn nhân và trách cứ người khác. Học cách tách rời sẽ dạy ta cách nhìn mình trong bối cảnh toàn thế giới và sẽ làm mất tính cá nhân của vấn đề.
Chúng ta trở nên lo lắng và sợ hãi, phản ứng bằng sự chạy trốn (hành vi tự huỷ hoại bản thân, sử dụng rượu, ma tuý và cần xa), phủ nhận/chối bỏ hoặc kiểm soát thái quá. Cả hai loại hành vi này: chạy trốn và kiểm soát quá mức, đều gây ra stress và sự căng thẳng trong cả ba tầng thể chất, tinh thần/cảm xúc và tâm linh của chúng ta.
Trong sự tồn tại không chắc chắn và mau tàn này, chúng ta cảm thấy không được hỗ trợ và sâu trong trái tim của mình, ta cảm thấy cô đơn ngay trong khi có cả một mạng lưới các mối quan hệ. Vấn đề là chúng ta thiếu niềm tin vào Đấng Tối Cao, và cũng thiếu niềm tin vào chính mình và vào người khác. Chúng ta thiếu niềm tin và kiến thức. Chúng ta không biết rằng chúng ta chưa bao giờ một mình. Chúng ta luôn luôn được hỗ trợ bởi bàn tay của đấng Tối Cao – nếu chúng ta có mắt để nhìn và nếu chúng ta làm tĩnh lặng tâm trí và ham muốn xuống để chiêm nghiệm sự tồn tại của Đấng Tối Cao và Ân Điển của Người, ngay cả trong chính hơi thở và cuộc sống của mình.
Yoga dạy chúng ta cách thư giãn, để thay thế sợ hãi bằng niềm tin, để giữ sự mở rộng và giữ niềm tin. Yoga cho chúng ta trải nhiệm về Linh Hồn Bất Tử của mình thứ mà không thể nào bị chạm tới, bị làm tổn thương, luôn luôn tự do và trọn vẹn hoàn hảo trong chính nó. Điều này được gọi là Atman, mà có bản chất Sat-Chit-Ananda (Tồn tại tuyệt đối, Kiến thức tuyệt đối, và Phúc lạc tuyệt đối).
5 – Yoga giúp hoá giải Karma như thế nào
Trải nghiệm kết quả của các hành động trong quá khứ và học từ chúng là cách để đối mặt với cuộc sống này. Nhớ rằng chúng ta sinh ra để trải nhiệm những kết quả của Karma quá khứ và học bài học của chúng ta. Hãy phát triển sự chịu đựng để chấp nhận trải nghiệm đau khổ của việc bị chia cắt và sống trong bóng tối.
Mọi thứ xảy ra đều do Karma, cá nhân hay tập thể. Thật ra, cơ thể của chúng ta là một công cụ để hoá giải Karma và nguyên nhân của việc chúng ta sinh ra là để cho chúng ta cơ hội để hoá giải Karma quá khứ. Rất nhiều bệnh tật có nguồn gốc Karma. Chúng là kết quả của suy nghĩ trong quá khứ (hành vi) và cho chúng ta cơ hội để suy ngẫm về cuộc sống của mình. Khi đối mặt với ốm đau và bệnh tật, chúng ta học bài học về sự không vĩnh cửu và trở nên khiêm tốn và dâng nộp cái tôi ích kỷ, và chúng ta dễ dàng nhớ đến Atman bất tử hơn.
Karma được tạo ra từ những khuynh hướng lâu dài của chúng ta, những lỗi lầm trong quá khứ, và suy nghĩ sai lầm. Những suy nghĩ này tích luỹ lại và tạo nên tính cách và hành vi đặc trưng mà đã trở thành thói quen và rất khó để thay đổi.
Stress là một dấu hiệu chỉ ra rằng chúng ta cần phải thích nghi với hoàn cảnh xảy ra và cần nghĩ lại về mình là ai (những kỳ vọng của chúng ta, những động cơ mục đích của chúng ta, vv) và nhớ rằng cái tôi của chúng ta (cơ thể và tâm trí) không phải là bản chất thật sự của ta.
Để hoá giải Karma, chúng ta có thể làm theo những hướng dẫn hành vi đạo đức từ Yama và Niyama: không bạo lực, nói dối, ham muốn sắc dục, tham lam, ghen tị và đố kị, và thực hành hàng ngày sự hài lòng, thanh khiết, thật thà, thanh đạm, lấy cảm hứng liên tục từ Satsang (những bầu bạn tốt) và swadhyaya (học kinh sách).
Trên hết, Yoga dạy chúng ta khiêm tốn, dâng nộp ý chí của chúng ta cho ý chí của Đấng Tối Cao. Cuộc sống Yoga và sự thực hành từ bốn con đường cổ điển của Yoga sẽ tiêu huỷ đi gốc rễ của Karma và mang lại cho chúng ta một cuộc sống tích cực và tâm linh. Swami Sivananda tổng kết lại Yoga tổng hợp để giải thoát chúng ta khỏi Karma là: “phục vụ, yêu thương, cho đi, thanh lọc, thiền định, và Giác Ngộ”
Ba gunas (ba tính chất của tự nhiên)
Yoga cung cấp cho chúng ta những hướng dẫn có giá trị trên hành trình đến bình an của tâm trí, từ bóng tối đến ánh sáng. Phản ứng của chúng ta đối với stress có thể là tamasic, rajasic hoặc sattvic. Hãy học cách di chuyển từ tamas đến rajas và đến sattva.
Phản ứng với stress kiểu tamas
Trở nên lười biếng, uể oải, “Tôi không quan tâm”. Trở nên buông thả trong việc ăn uống và ngủ nghê. Dành quá nhiều thời gian xem phim hay tin tức. Trở nên trầm cảm và sợ hãi. Trở nên tự mãn, trốn tránh trong sự chối bỏ, tối tăm. Thái độ phàn nàn. Thái độ nạn nhân. Sống trong quá khứ. Dùng thuốc tẩy để phòng ngừa bệnh tật. Không có thời khoá biểu hàng ngày, không thiền định, không hướng vào bên trong. Không kỷ luật.
Phản ứng với stress kiểu rajas:
Tức giận, bạo lực, đổ lỗi, kết tội, tích trữ, phá vỡ luật lệ, cạnh tranh, thái đội “tôi” và “của tôi”, ích kỷ, uống nhiều loại thuốc khác nhau, chống cự lại việc cách ly xã hội, hưởng thụ các giác quan và cuộc sống mà không quan tâm đến người khác, lan truyền tin tức không đúng sự thật, cố gắng kiếm tiềm trên nỗi khổ của mọi người, lợi dụng người khác để đạt được tên tuổi và tiền bạc.
Phản ứng với stress kiểu sattva:
Nhìn thấy bức tranh rộng lớn hơn, có sự sáng tỏ và kiến thức, cố gắng có ích, từ bi, từ thiện, cầu nguyện, tha thứ, chấp nhận trước ý muốn của Đấng Tối Cao, thực hành yoga, hít thở sâu, thư giãn, chánh niệm và thiền định, lấy kiến thức từ nguồn có thẩm quyền.
Hãy giữ một thái độ tích cực – chấp nhận rằng có những điều xảy ra mà ta không thể kiểm soát – tập thể dục đều đặn, ăn uống lành mạnh cân bằng. Học cách quản lý thời gian một cách hiệu quả hơn – thiết lập ranh giới và học cách nói không với những yêu cầu mà đem đến nhiều căng thẳng không cần thiết trong cuộc sống của bạn. Dành thời gian cho sở thích, những mối quan tâm và thư giãn.
Hãy quyết đoán thay vì hung hãn. Hãy khẳng định cảm nhận, ý kiến, niềm tin của mình thay vì trở nên giận giữ, phòng thủ hay bị động.
Công thức thì rất dễ dàng và có thể được mô tả như một cách làm việc với ba guna hay ba tính chất của tự nhiên: 1) phá xuyên qua tamas, 2) làm lắng dịu rajas, 3) nuôi dưỡng sattva.
Tất cả mọi đối tượng trong vũ trụ này đều chứa đựng ba guna. Ba guna hoạt động trên cả tầng thể chất, tinh thần và cảm xúc, chúng che mờ đi bản chất thật sự của chúng ta, che mờ đi ánh sáng bên trong. Chúng ta trở nên gắn kết vào các điều kiện thể chất, mắc kẹt trong những thói quen suy nghĩ gây căng thẳng, và cảm thấy không thể giải thoát bản thân khỏi những cảm xúc tiêu cực lặp đi lặp lại.
Ánh sáng của ý thức, Atman, phản chiếu thông qua cơ thể tâm trí và cảm xúc của nó, giống như một tinh thể tinh khiết và rực rỡ tự bản thân nó không có màu sắc gì. Khi một vật có màu sắc lại gần, nó phản chiếu màu sắc đó và có vẻ như mang chính màu sắc đó – xanh dương, đỏ hay bất kỳ màu gì. Cũng như vậy, Atman là không màu sắc và không phẩm chất, nhưng nó bị che mờ bởi cơ thể và tâm trí. Yoga dạy chúng ta rằng chúng ta không phải là cơ thể cũng không phải là tâm trí. Chúng ta không phải là suy nghĩ của chúng ta. Những gunas chỉ là những màn che đi bản chất tốt đẹp, trong sáng của chúng ta, ánh sáng của Atman.
Chúng ta cần phải phá xuyên qua tamas. Tamas là sự chống cự lại sự thay đổi: Tâm trí luôn tìm kiếm sự ổn định khi đối mặt với những tình huống thay đổi liên tục (karma), tìm kiếm sự an toàn trong việc nghiện ngập: nghiện ăn, nghiện rượu, nghiện các mối quan hệ, và những hành vi khác nữa. Không có khả năng phân định cái tối cái xấu, chúng ta trở nên phụ thuộc vào các đối tượng bên ngoài và các lối suy nghĩ. Chúng ta thậm chí có thể không thích một điều gì đó nhưng vẫn lựa chọn điều đó vì sự thờ ơ và sự u mê. Tamas che mờ đi Bản Ngã, chỉ cho qua một ánh sáng mờ đục của bản chất thật sự của chúng ta. Chúng ta cần phải đưa ra những lựa chọn đúng đắn để kéo vớt bản thân ra khỏi Tamas. Cần một cú đá rất mạnh để di chuyển tâm trí ra khỏi những thói quen của nó.
Chúng ta cần phải làm lắng dịu rajas. Rajas là sự thay đổi mang tính ép buộc. Rajas bị cái tôi lôi kéo hướng ra bên ngoài, tham gia một cách tích cực vào thế giới. Mức độ quá đáng của nó là kiểm soát mọi hoàn cảnh và đạt được mọi kỳ vọng. Một người hướng năng lượng của mình ra bên ngoài để thực hiện sự thay đổi mà phản ánh cách nhìn đã định sẵn của mình. Rajas là năng lượng của hành động và đam mê, và của sự phóng chiếu ra bên ngoài. Nó chỉ đưa ra một khía cạnh mà cái tôi thích và theo đuổi nó trong khi bỏ qua tất cả mọi thứ khác. Chúng ta trở nên gắn kết vào hành động của chúng ta. Việc thoả mãn một ham muốn chỉ làm mạnh thêm ham muốn đó và dẫn đến thêm 10 ham muốn mới nữa. Khi những điều kiện không được đáp ứng, người ta rơi vào sự thất vọng và vỡ mộng (tamas). Rajas và tamas thường hoạt động chung với nhau.
Chúng ta cần phải nuôi dưỡng sattva. Sattva là sự thông thái để chấp nhận thay đổi. Chúng ta chấp nhận rằng sự thay đổi nằm trong tay Đấng Tối Cao và rằng chúng ta không kiểm soát được sự thay đổi. Sattva nghĩa là biết rằng chúng ta không biết. Sattva thì hé lộ, cho phép chúng ta đi sâu vào bức tranh của thực tại. Đó là năng lượng của sự đi vào bên trong và đi lên, buông bỏ đi sự gắn kết của chúng ta đối với những đối tượng bên ngoài và những kết quả luôn luôn thay đổi. Sattva cho phép chúng ta nhìn thấy xu hướng của tâm trí trong sự sáng tỏ. Khi tâm trí cân bằng và hài hoà hơn, chúng ta giữ vững trạng thài bình an khi đối mặt khó khăn, cho phép chúng ta đưa ra lựa chọn thông thái hơn là phản ứng lại hoàn cảnh ngoài sự kiểm soát của chúng ta. Để thoát khỏi màn che ích kỷ của tham vọng, kiêu hãnh, phóng chiếu và ý kiến, ham muốn và kỳ vọng, chúng ta cần phải nuôi dưỡng sattva thông qua phục vụ vô vị lợi, lòng thành kính, kiểm soát giác quan và tâm trí, và thiền định trên bản chất thật sự của mình. Chúng ta phải học cách tách rời đối với các điều kiện bên ngoài, và đặt câu hỏi về những thói quen suy nghĩ của mình và ngừng hành động theo những kết luận đến từ thói quen.
Tóm tắt
Đánh thức tamas, làm dịu rajas và đặc biệt là nuôi dưỡng sattva giúp chúng ta đối phó tốt hơn với stress, thứ mà không thể tránh được. Chúng ta có thể sử dụng những hướng dẫn về 3 gunas để tư vấn cho bản thân và những người khác và sử dụng cơ hội này để làm việc với chính mình, phát triển thật cao cái nhìn sattvic về Bản Ngã của mình.
Hành trình của chúng ta là chuyển hoá bản thân từ tiêu cực đến tích cực, từ bất yên đến bình an, từ bóng tối đến ánh sáng. Bình an của tâm trí thì rất khó đạt được vì tâm trí luôn luôn thay đổi. Giống như một người phụ nữ đánh mất cây kim trong nhà nhưng lại tìm nó ở bên ngoài, chúng ta không ngừng tìm kiếm hạnh phục ở bên ngoài khi mà Sự Thật thì lúc nào cũng nằm ở bên trong.
Swami Sivananda nói, “Đừng sợ hãi. Đừng thương tiếc. Đừng lo lắng. Bản chất thật sự của bạn là bình an. Bạn chính là hiện thân của bình an. Hãy biết điều này. Hãy cảm nhận điều này. Hãy nhận ra điều này.”
Happy Easter! On this meaningful day symbolizing renewal, awakening and eternal life, we are being reminded of our infinite potential, infinite inner resources and perfect love which always wins. This holiday celebrates the meaning of life and this is the time for us to remember the beauty and sacredness of our lives. Swami Sivananda said that the true goal of life is to get back to the source from which we came. Just as rivers flow restlessly till they join the ocean, the ultimate source from which they got their supply of water, so too, we would be restless here till we become one with the Peace in the True Self deep within.
In this constant flowing journey of life towards Self realization, there are transitions and challenges that we need to face graciously, taking these as opportunities for growth.
So we will be talking about:
1.how life is constant transition
2. how life has a positive direction, going in and up (and not going out and down).
3. In this journey, we are struggling but we are always progressing. The more the struggle, the stronger we become.
4. We have the power of choice, we are not victims to circumstances. In any given circumstances we still have the choice to move forward in life. We need to exercise our power of choice.
5. Seven stages of conscious self transformation and renewal. How to renew yourself consciously.
6. When our egos are rigid, we have difficulty making choices and making decisions, paralyzed by fears and anxieties. We can learn to make our life easier for ourselves by learning faith, trust and detachment. Mistakes are only stepping stones to success for a person who is aware and working on himself.
7. Adversity is a perception. You can return to your untouched self. You are the master of your destiny. The Self is supreme. Nobody did this to you. Learn to become strong and accept the game of life. You and your experience are one. “There is no world out there besides you”.
8. Everything is an opportunity for practice.
We are constantly in transition
Life is a journey. There is a direction to life. We are always in transition, between stages of life. There is a lesson to be learned at every step. Try to not get lost in the appearances and illusions of life. Our destination is to realize our inner peace that always has been here.
Different times of transition:
Between life times (this life is only a chapter in the book of your life. Everything is not permanent.). Step back from your life and recognize the theme of this life.
Between stages of life. According to our age and our maturity, we move through 4 stages of life, we learn our duties at different stages: student stage, householder stage, retirement stage, renunciation stage. Our struggles often reflect the lessons we need to learn at every stage. We also learn that our psychology and needs evolve with each stage of life.
Between occupations: Our ideal occupation is the one reflecting our inner state of being, from being unconscious with no self awareness, instinctive living, survival thinking and living only for enjoyment, to the idea of a self centered self, making the best out of separated life, to being more responsible of our fellow beings and our actions, and last, to becoming selfless, understanding our oneness and acting out of the vision of oneness.
Between gunas, moving from tamas (darkness), to rajas (activity) , to sattwa ( purity, balance, wisdom) . Our journey is the journey of purification where we unveil ourselves from our own veils and recognize the light and knowledge within.
Between periods of our karmas . Our lessons are learnt in time and following sequences. According to vedic astrology, our lives revolve from one karmic expression to another, from dasha period to another where we have to learn : self confidence (sun); psychology and emotions (moon), action and energy (mars) , intelligence and reasoning (mercury) , righteousness and wisdom (Jupiter) , devotion and enjoyment (venus) ,
Self discipline and forbearance (Saturn), desires and compulsion (rahu) , detachment and renunciation (ketu). Everything is set up by heavenly energies for us to learn. The lesson of enjoyment is 20 years, the lesson of self discipline is 19 years, the lesson about desires is 18 years, the lesson of intelligence is (16 years) , the lesson of wisdom is 16 years, the lesson about the mind and emotions is 10 years , of energy and action is 7 years, detachment is 7 years, ego self is 6 years.
Between seasons and weathers: Like the season revolving, winter gives rise to spring, spring to summer, summer to fall and return to winter. Life is cyclical. We just have to step back and enjoy the seasons changing and revolving. The changes of temperatures and weathers affect the moods, and our health. This contemplation helps us to accept change.
Between hours of the day: the changes we feel might reflect not only the changes of seasons, but also the changes of energies between periods of the day, the sunrises, sunsets, the middays. Doing things in the right timing
would influence the outcomes.
Between waking, dreaming, deep sleep. Our daily landscape also keeps revolving between our different states of consciousness, the waking, the dreaming and the deep sleep state. The idea is to learn to become the observer, the witness to all these changing phenomena inside and outside of us.
In fact, we are always transitioning and we indeed never stay still. We renew ourselves constantly. According to Master Sivananda, “Life is a school, in which every sorrow, every pain, every heart break brings a precious lesson. The world is your best teacher, there is lesson in each experience. The world is the best training ground.” Learn to be in the world and be untouched by the world like the lotus flower growing out of mud.
The journey of life is going in and up,not out and down
“In” means inwards towards our peace within and “out” means loosing ourselves in external concerns. “Up” means feeling light and content, “down” means feeling restless and dissatisfied. Recognize your path and renew yourself!
– from impurity to purity: learning to accept challenges and pains as growing pains, we are cleansing ourselves from our impurities , allowing the light and peace to shine from within when we learn better behavior .
– from hatred to cosmic love: learn to hate less and love more every day then we will be moving in the right direction.
– from death to immortality: If we think that we are the mortal body, we will be gripped by the fear of death. By changing consciousness and by going deeper within ourselves through Yoga and meditation, we become more detached from the body and can feel the freedom and lightness coming from our eternal spirit.
– from imperfection to perfection: we might be disappointed at ourselves for not being perfect or judging other people to be less then perfect. Eventually, we mature and know that perfection can not be attained in this world. We do the best we can in this relative life, and at the same time realize a level of ourselves and of life that is perfect. Ultimately, we realize that all is at all times perfect. We stop to try to make a better past, and live solidly in the present where perfection can be found.
– from slavery to freedom: we might think that we are victim and that we are bound in our lives to do things we do not like. We might have a wrong sense of what is true freedom. Swami Sivananda said that freedom does not mean eating anywhere you like, going anywhere you like, speaking anything you like …it is found in self discipline. We are in fact slave to our desires and senses. Yoga helps to slowly turn our bad habits to positive habits and realize our true inner freedom.
– from diversity to unity: wegrow when we learn to see the unity in the apparent differences. Example: seeing the suffering of the whole humanity and not just one nation over the other. The test we are going through now as a global community brings us closer together. We are moving from the sense of separation to the sense of interdependence. Open our minds and hearts to accept differences. Become less judgmental.
– from ignorance to eternal wisdom: we are learning to control our mind and emotions and become wise amidst chaos and controversies. We learn to see the bigger picture of our life and learn to avoid to repeat the same mistake and to create new karma.
– from pain to eternal bliss: we learn from our pains and know that we have somehow have forgotten ourselves looking for happiness in a wrong place. We eventually learned that happiness is within and the answer lies within. We breathe, relax, reconcile and forgive ourselves and others in order to be free from our pains.
– from weaknesses to infinite strength: Due to our weaknesses, we have fears and attachments, and we create pain to ourselves and others. Life journey teaches us to be stronger and stronger to face more and more demanding challenges. Everything is a test of your strength and faith.
We have the Power of choice
We need to exercise wisely our conscious intelligence over our instincts and emotions
In that journey towards more awareness, we exercise our intellect but often times we are being pulled in the opposite direction by our habitual lower mind. We want to learn and to grow but we are caught in our habits and attachments. Our emotions pulled us to the past and to the future but resist the guidance of our intellect. We forget ourselves in the past and the future unable to live fully the present. We find ourselves unfulfilled and stuck because we wanted to return to the secure past and have difficulty to venture into the unknown. We are missing out our present which is the key to our freedom.
We need help to make changes. People with higher mind, who have been where we have been can support us in our journey. Our conscious choice can be backed up by our higher mind or the higher mind of somebody.
The seven steps of conscious change
Seven steps to transform our impressions in the mind.How to renew ourselves. How to work with our mind’s tendency to repeat itself. When we leave an old pattern for a new one, we enter the transitional ground that can be unsettling. We often resist new patterns for fear of losing identities we have carefully constructed. It is like a more evolved version of the old self, eventually leading to our true nature. We keep refining and purifying our mind patterns into healthier designs. It will become easier and easier.
1. -set intention
2.- commitment to “work” on the unhelpful habit. Conscious will to resist falling back on old habits, in crease in awareness, bringing inner wisdom and light.
3.- slowing down to observe the mind, allowing greater reflection and insight. Yoga practice helps you to slow down.
4.- awareness of unseen force that can hold us captive in old samskara.
5.- fearlessness: tolerate unpleasant sensation – like grief or fear of loneliness.
6. – envision new pattern. Visualize the new discovered self when you do Yoga practice, when the mind slows down and relaxes.
7.- Practice. Understand what can trigger a relapse.
Difficulty to make decisions and to make choices come from fears
Mistakes are stepping stones to success.
When our egos are rigid, and when we have inner conflicts, we have difficulty making choices and making decisions, paralyzed by fears and anxieties. We can learn to make our life easier for ourselves by learning faith, trust and detachment. Mistakes are only stepping stones to success for a person who is aware and working on himself. There is no such thing as mistake for a seeker, there is only lesson.
Adversity is a perception
Return to your untouched self. There is no others. There is no world besides you. You are the master. It is easier to say then done. In this time of adversity for many, it would be difficult to resort to wisdom of the Self and try to see the “rope” instead of the scary “snake” – to use the famous vedantic analogy. However, equip with this spiritual strength, knowing that all is well in reality, we can find courage to face the snake, face the worst imaginary outcome. Adversity can be a good trainer.
we need to train ourselves to be strong, no matter what. In adversity, we need to get mentally ready for what’s coming. We are not catastrophizing, only facing hardships in order to do the right thing and not running away in fears.
By negative visualization, we can mentally prepare for the hardships in life.
We must face the hardship by imagining the worst outcome. Seeing the worst doesn’t mean you are resigning your fate to it. In fact, it is the opposite. By seeing the worst, you won’t bury your head in the sand and run from it in fear. So visualize the details of the possible negative scenario: Imagine you lose your mother, or your son. Imagine, you lose your job or your business is bankrupt. Let’s face the bad news and let’s come up with the positive way to think about them. Let’s get ready “there is no way out, there is only through”.
Confinement: This is the time to turn inwards. Do inner practice. Meditate, become aware of your thoughts that you have neglected when busy.
Overwhelm: Tasks changed, parenting duties are overwhelming when schools closed. This is the time to get to know your kids better. And be creative in terms of tutoring them and keeping them structured.
Life plans changed: Events cancelled or postponed. It is OK. We will appreciate the event better when the time comes. It is not the worst thing.
Sickness and disease: I might get sick. I might even die. It is OK. Death is not the end of life anyway. But if Karma is the reason why I am in this body, I am not sure that I have completed my karma I am in now, so I ask myself, am I ready to die or not? The prospect of death will give meaning to this life. Death is not the only problem, there is death when I am sedated with the ventilator machine that will take away my capacity to be aware and to pray. And I know the last thought determine the next birth. I rather be conscious, breathe the yogic way, light and slow and deep as much as I can and die ready with the mantras and prayers on my lips. If I survive, I might have to face being sick for weeks. It is OK. There must be meaning for me being alive. I will fulfill my mission sooner or later.
People around me will get sick and may be will die. Estimates are 40-60% of americans will be sick and the US will have more than a million death. It is OK, it is not my will, it is God’s will.
There will be riots when people get desperate. It will happen but, it will not be that common so I do not need to worry about it now. More often we will see people coming out of their comfort zone to help. This is the opportunity for me to help others.
There will be scarcity of commodities as there will be disruption in the supply chain. It will be short term shortage. We will be fine with simple living. In Yoga and Ayurveda, you can live very simple of kitcheree (rice and mung bean) and some vegetables. We have had too much food, too much variety that come from all over the world. We can return to the garden. Our health and appreciation of life will increase.
Economy will enter a recession. Consumer spending habits will fundamentally change. It is OK. We do not need more stuff and this situation makes that very clear. We do not have to consume and consume.
Borders will close. We will not be able to travel the way we did. It is OK, by turning inwards and controlling our desire and imagination we learn to be content with ourselves, with nature and people around us. We can connect to people around the world more than ever by Internet.
There will be tension between countries. It is OK , the nations will work their alliance with each other out. It is a game that changes all the time
anger, blaming, judgmental attitude, rigidity , procrastination, blaming, lack of will, intolerance, lack of self control , failures in turning the mind and senses inwards, lack of self awareness , practice of being here and now, practice of doing little by little .
CONCLUSION
Keep flowing with life with faith and fortitude. If you practice acceptance, awareness and detachment, you will enjoy life for what it is: a school and a play. You will become better and better at it. You can lose everything, but the main thing is you are not losing yourself! Swami Sivananda said : “Any amount of zeroes have no value, unless you add the 1 before them”.
Trong buổi nói chuyện trực tuyến này, chúng ta sẽ giải quyết câu hỏi làm thế nào để sống với chính mình và được hạnh phúc bất kể hoàn cảnh nào bên ngoài giữa các cá nhân hoặc điều kiện xã hội (chẳng hạn trường hợp phải giữ khoảng cách xã hội, bị cô lập, hoàn cảnh sống với gia đình, hoàn cảnh cộng đồng, hoàn cảnh về các mối quan hệ thân mật, hoàn cảnh sống độc thân..v.v). Chúng ta sẽ thảo luận về các chiến lược làm thế nào để biến thói quen cảm xúc tiêu cực thành tình yêu vô vụ lợi thông qua việc thực hành Yoga áp dụng trong đời sống hàng ngày. Chúng ta cũng sẽ thảo luận về cách Yoga làm thế nào để nâng cao và thanh khiết hóa các mối quan hệ.
Tại sao chúng ta cần phải thực hành Yoga trong các mối quan hệ?
Trong tất cả các mối quan hệ, chúng ta đều khao khát lúc nào cũng yêu và được yêu 100% nhưng chúng ta lại không cảm thấy như vậy hoàn toàn 100%, mọi lúc. Chúng ta đau khổ vì những nhu cầu không được đáp ứng, chia ly, mất mát, lo âu, thất vọng, mâu thuẫn bên trong và bên ngoài, khó khăn trong giao tiếp, thiếu đồng cảm, thiếu lòng trắc ẩn, phẫn nộ, tức giận, hút và đẩy, cảm xúc dao động và đồng thời phải chịu đựng nghịch lý vừa muốn đánh mất chính mình trong tình yêu vừa muốn kiểm soát. Vấn đề được đề cập ở đây là giữa Bản Thân và Người Khác. Làm thế nào để tìm thấy chính mình thông qua các mối quan hệ?
Bình an tâm trí dẫn đến Tình Yêu Thương
Hạnh phúc đến từ tình yêu thương. Tuy nhiên, hạnh phúc thực sự thì không tạm thời hay chỉ là cảm xúc nhất thời và cũng không phải là sự thỏa mãn ham muốn mà chính là sự thỏa mãn khao khát đến từ chỗ sâu thẳm trong tâm hồn chúng ta. Ta cần có sự bình an tâm trí và sự hiểu biết tâm linh để trải nghiệm được tình yêu thương. Khi ta tìm thấy Bình an trong chính mình, ta tìm thấy Tình yêu thương. Yoga là khoa học để tìm thấy sự bình an.
Tình yêu thương là sự hợp nhất là yoga
Những nhà nhân đạo trong thế giới dạo này đều nói về tình huống chung của nhân loại. Trong thời đại khủng hoảng, chúng ta liên kết lại trong sự nỗ lực và trong những lời cầu nguyện. Thời gian này, khi nhìn thấy số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới. Có người nói virut nhắc nhở chúng ta rằng tất cả chúng ta đều kết nối với nhau, rằng điều gì đó ảnh hưởng đến người này thì cũng có ảnh hưởng đến người khác, rằng đường biên giới giả của chúng ta không thể ngăn chặn con vi-rút không cần hộ chiếu này. Chúng ta là một, bất kể văn hóa, tôn giáo, nghề nghiệp và tình hình tài chính.
Tình trạng chung của con người chúng ta là trải nghiệm sự chia cách
Chúng ta khổ sở trong mối quan hệ giữa người với người hoặc giữa quốc gia với quốc gia. Trong khi đó chúng ta đều mong muốn sự hợp nhất. Chúng ta cần nhau nhưng lại liên tục mâu thuẫn với nhau trong gia đình hoặc trong vấn đề thương mại giữa các quốc gia và các sắc tộc.
Yoga dạy chúng ta rằng chúng ta còn cao hơn cả cái tôi của mình và chúng ta hạnh phúc hơn khi có thể thoát khỏi cái tôi. Tất cả chúng ta đều biết cảm giác tuyệt vời khi chúng ta là một với ai đó hoặc một nhóm nào đó, khi chúng ta có thể buông bỏ cá tính của mình và cảm thấy sự đồng nhất, không tách biệt. Sự tách biệt dẫn đến cảm giác bị cô lập, không được hỗ trợ, không được yêu thương. Sự đau khổ của chúng ta dựa trên sai lầm khi nghĩ rằng người ta phải yêu thương cá tính riêng biệt này nhưng chúng ta quên rằng để có được tình yêu, ta phải trao đi tình yêu. Và yêu thương nghĩa là không còn cá tính riêng biệt.
Những câu chuyện cá nhân về tình yêu và sự chia rẽ và lịch sử tập thể về chiến tranh và hòa bình của thế giới đại diện cho vở kịch hiện tại về những bài học duyên nghiệp của ta. Bài học nghiệp có nghĩa là học từ những sai lầm của mình. Không có gì là ngẫu nhiên. Những hoàn cảnh hoặc những người chúng ta gặp phải chính là cơ hội để ta phục vụ và yêu thương. Triết lý Vedanta dạy ta ý thức hợp nhất, làm thế nào để nhận ra rằng chúng ta giống như sóng của đại dương nhưng các con sóng không khác nhau, sóng và đại dương là một. Triết lý Yoga giúp giải thoát ta khỏi những đau khổ đến từ sự chia rẽ mà chúng ta cảm thấy giữa Bản thân và Người khác.
Cần phải học yêu thương vô vụ lợi
Các mối quan hệ của ta là cơ hội để ta học yêu thương vô vụ lợi. Tình yêu vô vụ lợi có nghĩa là nhìn thấy Bản thân mình trong người khác và nhìn thấy sự thiêng liêng ở người khác cũng như trong chính bản thân mình. Nó có nghĩa là không nhìn thấy sự khác biệt mà nhìn thấy bản chất, điểm chung, cái là Một của chúng ta, nhận ra sự Hợp nhất trong Đa dạng. Chính vì ta tin vào sự tách biệt và tính cách cá nhân nên ta mới hành động ích kỷ. Chính vì ta tin rằng cuộc đời của mình là riêng biệt và ta có quyền tự do hành động theo ý muốn của mình. Chúng ta tin rằng nhận thức ta là ai dựa trên tính cách của mình là đúng. Và chúng ta tin rằng những đặc điểm của cái tôi là giá trị thực của mình.
Tình yêu thương vô điều kiện là vô vụ lợi
Để chữa lành chính mình và nhân loại, tất cả chúng ta cần phải học mức độ yêu thương vô vụ lợi và vô điều kiện. Chúng ta cần ngừng đồng hóa với cái tôi của mình, nó chỉ có thể dẫn chúng ta đến tình yêu có điều kiện, những mối quan hệ ích kỷ, vị kỷ. Chúng ta cần học cách biến đổi cảm xúc của mình thành tình yêu thuần khiết.
Cảm xúc không phải là tình yêu
Tình yêu là gốc rễ của mọi cảm xúc.
Cảm xúc là một loại tình yêu bị bóp méo. Tình yêu có điều kiện và tình yêu vị kỷ dẫn đến những cảm xúc tiêu cực thay vì hạnh phúc.
Hãy nhận ra những cảm xúc tiêu cực mà chúng ta thường gặp phải trong các mối quan hệ.
Những cảm xúc tiêu cực cần được chuyển đổi thành những cảm xúc tích cực và từ đó trở thành tình yêu thanh khiết. Hãy đi đến gốc rễ của những cảm xúc tiêu cực và học cách làm thế nào để thoát khỏi những đau khổ đến từ chúng.
Giận dữ đến từ những ham muốn hoặc kỳ vọng không được thỏa mãn
Liều thuốc giải:
Buông bỏ kỳ vọng
Biết ơn những gì bạn có
Đầu hàng và chấp nhận sự khác biệt của mọi người
Buông bỏ sự kiểm soát
Thực hành kiên nhẫn với bản thân và những người khác.
Làm dịu, làm lắng, làm chậm ham muốn của ta lại
Hãy nhớ đến tâm hồn chân thật luôn đầy đủ và hài lòng
Sợ hãi:
Sợ hãi đến từ sự gắn kết và có thể làm tê liệt, làm ta quên mất Bản Ngã chân thật của mình.
Các hình thức sợ hãi: Sợ chết, sợ cô đơn, sợ bị công khai chỉ trích, sợ mất, sợ những chấn thương và đau đớn trong quá khứ, sợ chia ly…
Liều thuốc giải:
Can đảm đối mặt với nỗi sợ hãi và thoát khỏi chúng.
Tin vào bản thân và vào trí tuệ vũ trụ, tình yêu thương và sự bảo vệ từ vũ trụ
Tách rời (ngược lại với gắn kết), giữ là chính bản thân mình
Tự vấn bản thân để loại bỏ sự đồng hóa sai lầm theo thói quen và những ấn tượng sai lầm trong quá khứ
Lòng tin vào bản thân dựa vào sức mạnh ở bên trong không dựa trên cái tôi
Tự lực, có khả năng dựa vào bản thân mình và tự cung tự cấp
Sự Gắn Kết
Tình yêu đích thực không gắn kết mà tách rời. Gắn kết đi kèm với sợ hãi và lo lắng. Gắn kết đi kèm với sự đồng hóa với một số đặc điểm bên ngoài của bản thân mà chúng ta nhận ra ở bạn bè và những người thân. Sự gắn kết làm cho chúng ta cảm thấy mạnh mẽ một cách giả tạo trong các mối quan hệ của mình. Sự gắn kết làm chúng ta chia cách và không thấy được sự hợp nhất. Từ sự gắn kết sẽ dẫn đến cơ chế phòng thủ và stress. Gắn kết dẫn đến đau khổ ngụy trang dưới hình thức ràng buộc trong mối quan hệ.
Tình yêu đích thực thì ấm áp, tự do, giải phóng, vô vụ lợi và tách rời. Tách rời không có nghĩa là chối bỏ hay không yêu thương hoặc không mạnh mẽ, không biết mình.
Nó có nghĩa là học cách nhìn thấy thực tại cao cả bao gồm Chính mình và Người khác. Chúng ta không phải mất mát để ai đó được hạnh phúc. Không ai phải mất mát để chúng ta được thành công. Từ khía cạnh cá nhân và tập thể chúng ta cần mở lòng ra để nhìn thấy sự đồng nhất trong tất cả. Thực tế đại dịch dạy chúng ta rằng có một sự liên đới lẫn nhau không thể tránh khỏi.
Ghét bỏ
Xuất phát từ tình yêu sai hướng. Nó đối nghịch với yêu thương. Ta ghét những gì mà ta nghĩ rằng không phải là mình và ta giới hạn trong trong bản thân với những ý tưởng về mình. Triết lý Yoga thừa nhận nguyên nhân sâu xa của sự khổ sở là khi tâm trí của chúng ta chuyển từ yêu sang ghét, từ hấp dẫn sang phản cảm, tất cả là do chúng ta thiếu sự hiểu biết cao hơn. Chúng ta có xu hướng đổ lỗi cho bên ngoài về những đau khổ của mình và phóng chiếu những tội lỗi, thù hận lên một người khác hoặc một đất nước khác. Chúng ta có xu hướng không chịu nhìn vào trong để nhận ra sự hạn chế và sự cố chấp của mình.
Liều thuốc giải:
Thực hành từ bi
Thấy bản thân mình trong người khác
Thực hành Phục vụ Vô vụ lợi
Thực hành yêu thương trong hành động
Ngừng đổ lỗi và dừng biến mình thành nạn nhân.
Chia sẻ trách nhiệm chăm sóc môi trường, nhà cửa, hành tinh của chúng ta.
Điều này sẽ tháo gỡ những nút thắt của trái tim vì sự ích kỷ và những định kiến hủy hoại tình yêu thành hận thù.
Ham muốn và đam mê là trở ngại của tình yêu và sự hợp nhất
Để tìm thấy bình an và tình yêu thương trong các mối quan hệ và trên thế giới, chúng ta cần kiểm soát những ham muốn và đam mê ăn sâu như những thói quen đến từ bản năng. Trong tình hình hiện nay trên thế giới, chúng ta chứng kiến một số người phải đi kêu gọi người khác giữ khoảng cách xã hội, không đi ra ngoài tiệc tùng, chơi bời, giải trí để giữ gìn cho người khác và giúp đỡ cho các nhân viên y tế. Đây là một minh họa hoàn hảo cho sự liên đới lẫn nhau của chúng ta. Tất cả chúng ta phải kiểm soát ham muốn và đam mê của mình và buộc phải bình tĩnh, hướng nội, tìm kiếm hình thức giải trí cao hơn từ trong chính mình.
Liều thuốc giải cho căn bệnh ham muốn
Thành kính đối với người khác.
Hãy nhận biết những đam mê bắt nguồn từ bản năng duy trì nòi giống. Giữ động cơ của mình được thanh khiết.
Bớt đồng hóa với cơ thể và với cá nhân riêng biệt. Xem bản thân bạn là một phần của một cơ thể lớn hơn.
Biến hóa ham muốn bản năng bên ngoài thành tình yêu vô vụ lợi cho toàn nhân loại và tôn trọng tất cả mọi người, mọi giới tính.
Con Virus không chừa người trẻ hay người già. Tuổi trẻ luôn không ngừng hoạt động và đầy đam mê, cần luyện tập Yoga hàng ngày để làm thăng hoa năng lượng tình dục và sự hiếu động của mình.
Ăn thức ăn dịu nhẹ để kiểm soát ham muốn, thịt động vật sẽ càng làm mạnh hơn khuynh hướng đam mê này
Sống một cuộc sống không gây hại, tôn trọng tất cả các sinh vật.
Tham lam
Lòng tham xuất phát từ mong muốn được an toàn và được thỏa mãn. Sự mong muốn đó bị bóp méo thành ảo tưởng tích góp vô độ đối với các đối tượng vật chất. Hãy loại bỏ lòng tham để tìm sự an toàn và đầy đủ bên trong. Lòng tham hủy hoại lòng từ bi, rộng lượng, từ thiện, vị tha và khiến chúng ta trở nên ích kỷ và không biết chia sẻ.
Liều thuốc giải:
Từ thiện và cho đi
Biết hài lòng
Thực hành lòng biết ơn
Từ bỏ
Gandhi nói: “Luôn có đủ cho mọi người, nhưng không bao giờ đủ cho lòng tham của con người”.
Ghen tị
Sự ghen tị đến từ việc không chấp nhận nghiệp – karma của mình và không chấp nhận rằng những gì đến với mình là từ duyên nghiệp. Một người có thể ghen tị với người khác, cạnh tranh với người khác và trở nên bất hạnh khi người khác hạnh phúc.
Liều thuốc giải:
Chấp nhận, hướng nội, không so sánh.
Nhắc nhở bản thân rằng mọi thứ là do duyên nghiệp của mình. Tất cả đều hoàn hảo
Kiên nhẫn và khiêm tốn và học những bài học độc nhất của mình
Hãy nhớ rằng tình yêu thương của trời đất luôn dồi dào và đủ cho tất cả.
Ghen tuông
Ghen tuông xuất phát từ ý thức về quyền lợi, sự chiếm hữu và độc quyền trong mối quan hệ yêu đương. Khi người yêu thay lòng đổi dạ thì ta trải nghiệm sự ghen tuông.
Liều thuốc giải:
Phát triển mối quan hệ của bạn thành một mối quan hệ bao gồm tất cả
Rộng lượng, cho đi
Tha thứ
Hãy nhớ đam mê và gắn kết không phải là tình yêu.
Chữa lành cảm xúc
Làm thế nào để chữa lành những vết thương cảm xúc và giải thoát bản thân khỏi những lối suy nghĩ tiêu cực và sự đau khổ đến từ những thói quen cảm xúc tiêu cực và ích kỷ.
Yêu thương bản chất thật của mình
Để chữa lành vết sẹo tình cảm và những thói quen, chúng ta cần phải học Yêu thương bản thân và Tình yêu cao thượng. Yêu thương bản chất thật của mình mang lại sự chấp nhận và khiến tâm trí quay vào trong để tìm thấy Hạnh phúc mà không hướng ra ngoài tới một ai đó khác hoặc một điều kiện nào đó khác. Yêu bản thân hoặc quay vào trong để tìm kiếm bản chất Chân Thật của mình sẽ giúp bạn mạnh mẽ hơn để có thể nhận ra lòng yêu thương luôn tồn tại bên trong.
Yêu thương bản thân không phải là ích kỷ. Chính vì thiếu nhận thức về tình yêu thương bản chất thật của mình mà chúng ta luôn cảm thấy thiếu và lệ thuộc. Điều này dẫn ta xa khỏi bình an và tình yêu thương. Tự yêu thương mang lại tự trọng và tự kỷ luật.
Tình yêu thương cao thượng biểu hiện trong tất cả
Lòng thành kính từ trong tâm làm cho mình hướng đến nhân loại với tình yêu thương điều đó giúp mình thư giãn, chấp nhận, trở nên khiêm tốn, vượt qua giới hạn của cái tôi và vượt qua những thói quen cảm xúc và sự đồng hóa sai lầm với cái tôi giả của mình. Cuộc khủng hoảng toàn cầu vì dịch bệnh hiện nay là một cơ hội hoàn hảo để tất cả mọi người trở nên khiêm tốn, không hành xử theo ý mình nữa mà trở nên ý thức nhiều hơn về nhu cầu chung của tất cả.
Chữa lành bằng sự tôn trọng và tình yêu của Người Mẹ Thiêng Liêng trong thiên nhiên
Sự chữa lành đến từ niềm tin vào sức khỏe được Mẹ Thiên Nhiên ban cho mỗi người. Như thế mình sẽ tránh được nỗi sợ hãi và sự nghi ngờ mình không tồn tại.
Tất cả mọi người nên thực hành Yoga trong các mối quan hệ hàng ngày
Học cách nuôi dưỡng tình yêu thương vô vụ lợi, Tất cả các mối quan hệ thực sự đều là mối quan hệ với chính mình. Thực tế, không hề có sự tách biệt. Tất cả chúng ta đều học yêu thương thông qua sự nhận thức về những thói quen của tâm trí. Tâm trí của chúng ta tái tạo ấn tượng về các mối quan hệ trong quá khứ và chúng ta mang theo những khuôn mẫu đã học được trong thời thơ ấu và kiếp trước. Những khuôn mẫu, thói quen này có thể rất sâu làm cho mối quan hệ của chúng ta rất khó giải quyết.
Tự vấn và Yêu thương bản thân
Chúng ta cần phải thực hành tự vấn để có thể thoát khỏi những ấn tượng trong quá khứ và sửa chữa thói quen tạo ra lại các mối quan hệ trong quá khứ. Chúng ta cần tìm mối quan hệ với chính mình là bản chất của tình yêu thương. Hướng vào bên trong, tìm lại chính mình và bắt đầu với thực hành Yêu thương bản thân. Đồng thời, vun đắp tình yêu thanh khiết trong các mối quan hệ để giải phóng chúng ta khỏi khổ sở và đạt được hạnh phúc lâu dài
Chín cách truyền thống để nuôi dưỡng tình yêu thương vô vụ lợi trong đời sống hàng ngày. để làm thăng hoa cảm xúc thành tình yêu thương thanh khiết theo những lời dạy của Bhakti Yoga.
Phát triển khả năng lắng nghe người khác mà không phán xét. Hãy trung thực trong những gì bạn nói về bản thân.
Học cách ca ngợi người khác và tìm kiếm những phẩm chất tích cực của họ và những phẩm chất tích cực của chính mình.
Học cách nhìn thấy sự thiêng liêng trong những mối quan hệ. Hãy biết ơn tất cả những người mà bạn tương tác trong cuộc sống.
Phục vụ với lòng khiêm tốn
Trao tặng và hiến dâng những món quà đẹp đẽ cho người khác như thể chúng được dâng lên cho Đất trời.
Học cách cúi chào người khác.
Học cách phát triển đức hy sinh.
Học cách mở rộng tình thân ái với tất cả mọi người mà không có động cơ ích kỷ nào.
Học cách chấp nhận tất cả mọi điều xảy ra bằng thái độ quân bình.
Lời kết:
Cầu chúc cho chúng ta có thể nỗ lực luôn luôn ghi nhớ về mục đích thực sự của mình, đó là trở về nơi không có đau khổ; nên phát triển sức mạnh, trí tuệ, niềm tin, sự bằng lòng, không ham muốn, không ích kỷ và đầy yêu thương. Cầu chúc cho chúng ta có thể sống theo tinh thần vô vụ lợi, thực hiện nghĩa vụ của mình và tìm thấy Tình yêu thương bản thân và Tình yêu thương người khác là một.
Cầu chúc cho chúng ta có thể cải thiện tất cả các mối quan hệ của mình, tận dụng cơ hội này để hướng nội và suy nghĩ lại về các giá trị và ưu tiên của mình. Trong mạng lưới các mối quan hệ, chúng ta có thể trở thành người cha, người mẹ, người con, người giáo viên, học sinh, bạn bè, hàng xóm, ông chủ, nhà lãnh đạo, …hoàn hảo hơn.
Trong bài nói chuyện này, chúng ta sẽ tìm hiểu về việc sợ hãi, lo âu có thể tàn phá, lấy đi hạnh phúc và sức khỏe tinh thần của bạn như thế nào, và niềm tin quan trọng như thế nào trong việc xua tan sợ hãi trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu. Sợ hãi chính là yếu tố đầu tiên sinh ra bệnh tật và là một trở ngại quan trọng trong việc chữa lành.
Chúng ta sẽ tiếp cận vấn đề trên từng bước một theo 4 điểm sau:
Trước tiên, chúng ta cần hiểu tất cả các khía cạnh của SỢ HÃI, STRESS và LO ÂU.
Nguyên nhân của sợ hãi là gì?
Một số phương pháp Yoga để đối phó với sợ hãi.
Nuôi dưỡng niềm tin để xua tan sợ hãi và lo âu.
Sợ hãi là gì?
Sợ hãi là một cảm xúc rất mạnh mẽ, đến từ bản năng, nó giúp chúng ta sinh tồn. Đó là nền tảng của phản ứng stress: chiến đấu, trốn chạy, tê liệt.
Những điều có vẻ xa lạ với chúng ta hoặc những tình huống vượt quá tầm hiểu biết tức thời của ta sẽ khiến ta sợ hãi. Sợ hãi tạo ra ảo tượng về bóng tối, sụp đổ và bóp méo tâm trí. Do đó sợ hãi dựa trên sự không thật.
Khi sợ hãi, chúng ta bị tê liệt và mất đi các chức năng của mình. Chúng ta bị đóng băng, không thể làm bất kỳ điều gì để giải quyết vấn đề.
Có hai loại sợ hãi, nỗi sợ thông thường và nỗi sợ tưởng tượng.
Theo Swami Sivananda một nhà hiền triết Yoga nói rằng, tỷ lệ của nỗi sợ thông thường chỉ là năm phần trăm trong khi nỗi sợ tưởng tượng chiếm đến chín mươi lăm phần trăm.
Nỗi sợ thông thường thì lành mạnh. Nó mở đường cho sự tiến bộ của một người, nó bảo tồn sự sống. Vì vậy, trong hoàn cảnh sợ có thể bị lây nhiễm virus, chúng ta rửa tay, lau chùi tay vịn cầu thang, ở nhà và tránh giao tiếp xã hội v.v…
Nỗi sợ tưởng tượng gây ra bệnh tật vì nó làm cạn kiệt tất cả năng lượng và gây ra sự bất an, không thoải mái và bất hòa… Ví dụ về nỗi sợ tưởng tượng: Bạn có thể sợ rằng mình sẽ bị nhiễm bệnh và không có cách chữa trị, bạn có thể sợ rằng doanh nghiệp của mình sẽ sụp đổ và bạn sẽ khó khăn, rằng bạn sẽ mất việc vì không tìm được việc khác, rằng con bạn sẽ không được đến trường, rằng chồng bạn ở nhà, sẽ làm thay đổi mối quan hệ dẫn đến những điều phiền hà và ly hôn v.v…
Một số hành vi sinh ra bởi sợ hãi và hoảng loạn:
Tích trữ
Cô lập, hận thù, đổ lỗi
Xấu hổ và tội lỗi
Trầm cảm, căng thẳng liên tục, cảnh giác thái quá
Căng thẳng liên tục, cảnh giác thái quá
Nghiện, “uống cho vơi nỗi sầu”
“Cứ tận hưởng khi ta còn có thể”
“Tôi không quan tâm!”
STRESS là gì?
Stress, đặc biệt là stress mãn tính, là nguyên nhân của nhiều bệnh tật. Hãy nhớ rằng Stress là chủ quan và có thể thay đổi khi ta biết về nguyên nhân gây ra Stress.
5 NGUYÊN NHÂN CỦA STRESS:
Prana (hay còn gọi là năng lượng sống) thấp thì ta dễ stress. Chúng ta có thể giảm stress bằng cách tăng prana thông qua thực hành Yoga và lối sống tích cực.
Cảm xúc tiêu cực ta có thể đổi ngược lại: sợ hãi, lo âu, đau buồn và tức giận đều có thể thay đổi được. Tức giận đến từ những kỳ vọng và mong muốn không được thỏa mãn cho nên ta có thể kiểm soát sự mong muốn đó. Đau buồn là một cảm xúc tiêu cực khác tạo ra stress.
Ta có thể đổi dạng cảm xúc. Nếu chúng ta cứng nhắc và không biết linh hoạt trong tâm trí và hành vi, ta sẽ có stress, thành ra nên linh hoạt và mở mang khả năng tạo ra thích nghi.
Lo âu về ý nghĩa cuộc đời và về sự tồn tại: Điều đó chỉ có thể được làm dịu lại bằng một tầm nhìn rộng lớn hơn về sự sống, về cái chết và về ý nghĩa mục tiêu cuộc đời.
Karma – Nghiệp: cái gì xảy ra mà khó hiểu là đến từ nghiệp. Ta phải chấp nhận Karma tập thể tại thời điểm này. Chúng ta cần suy ngẫm về trách nhiệm tập thể của mình.
Tóm lại, để xây dựng khả năng phục hồi trong thời gian này, chúng ta cần tăng prana, bớt tiêu xài prana, chuyển đổi cảm xúc tiêu cực thành tích cực, sẵn sàng thích nghi với tình huống mới, có thêm niềm tin và tìm hiểu về nghiệp tập thể và nghiệp cá nhân của mình.
LO ÂU LÀ GÌ?
Sự gián đoạn trong sinh hoạt thường ngày có thể làm phát sinh lo âu. Lo âu thậm chí còn tồi tệ hơn sợ hãi, vì không giống như sợ hãi, chúng ta không thể xác định được nguồn gốc của lo âu. Lo âu là nỗi sợ không tên. Khi lo âu, không thể có sáng tạo, không thể có năng suất, chúng ta chán nản và tâm trí mất khả năng suy nghĩ rõ ràng. Lo âu là một cảm xúc cũng như sợ hãi là một cảm xúc. Nó thường đi cùng với phản ứng “nhạy cảm quá độ” và “tính cảnh giác cao độ”. Dưới tác động của lo âu, bạn có thể thấy khó duy trì các hoạt động bình thường hàng ngày và liên tục lo lắng dự đoán về thảm họa có thể xảy ra một lúc nào đó trong tương lai.
Cha mẹ và các cặp vợ chồng cần lưu ý rằng con cái hoặc vợ/ chồng của mình có thể đang chịu căng thẳng, mặc cảm, tội lỗi, stress, lo âu, lo lắng, hồi hộp, bồn chồn. Họ có thể đang lặp lại nỗi lo sợ chia ly đã gặp phải trong thời thơ ấu. Nói chung, hãy cố gắng cho họ khoảng không gian, ít đòi hỏi hơn và bớt cầu toàn, giữ bình tĩnh và đồng cảm thay vì phản ứng lại họ làm tình hình căng thẳng thêm. Hãy cố gắng tạo thời khóa biểu hàng ngày và thích nghi với hoàn cảnh. Tiếp tục càng nhiều càng tốt những thói quen sinh hoạt, lịch trình,của mình và gia đình. Kỷ luật hàng ngày sẽ giúp tất cả mọi người đối phó với stress. Hãy hiểu rằng những thứ làm bạn căng thẳng không nhất thiết là những thứ gây căng thẳng cho vợ/ chồng hoặc con cái của bạn. Hãy hiểu rằng rất khó xác định được nỗi lo âu. Nó có thể làm nảy sinh những cảm xúc khó chịu mơ hồ đến từ những suy nghĩ dai dẳng đa dạng kết hợp với nhau. Cảm giác khó chịu này tạo ra một tâm trạng lo âu, nhưng không ai biết nguyên nhân cơ bản của nó. Mọi người đều có thể có khả năng chịu đựng nào đó. Nhưng nên nhớ khả năng chịu đựng của mỗi người mỗi khác.
Trong tình huống này, bệnh dịch tấn công gia tăng nhanh, sinh hoạt hàng ngày thay đổi, kết cấu xã hội xung quanh thay đổi đột ngột, mọi người thường sẽ bị suy giảm khả năng tập trung và nhiều khi có nhiều thời gian rảnh hơn mà mọi người có thể cảm thấy khó thực hiện ngay cả các công việc hàng ngày đơn giản.
Triệu chứng Rối Loạn Lo Âu
Khi lo âu, người ta có dấu hiệu căng cơ, tăng động tự động (đau cơ, nhức cơ, bồn chồn, bất an, dễ mệt mỏi, khó thở, đánh trống ngực, đổ mồ hôi, khô miệng, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, mặt đỏ, ớn lạnh, đi tiểu thường xuyên). Các dấu hiệu khác là các triệu chứng cảnh giác hoặc dò xét, bao gồm cảm giác dễ nổi giận, phản ứng giật mình quá mức, khó tập trung hoặc đầu óc trống rỗng vì lo âu, khó ngủ và dễ bị kích thích.
Triệu chứng của Hoảng Loạn
Các triệu chứng kéo dài vài phút. Những triệu chứng như bất ngờ, kinh hãi, khó thở, choáng váng, chóng mặt, run rẩy, đánh trống ngực, đổ mồ hôi, đau bụng, tê liệt, đau ngực, sợ phát điên… có thể được kích hoạt bởi các tình huống như ở ngoài một mình, ở trong đám đông, đứng xếp hàng hoặc đang ngồi trong xe.
Nguyên nhân của Sợ Hãi
Từ quan điểm triết lý Yoga cổ điển, nguyên nhân của sợ hãi là sự gắn kết, bám víu vào những thứ hão huyền và những niềm tin viển vông. Gắn kết có nghĩa là chúng ta bị mắc kẹt hoặc sa lầy. Sợ hãi trái ngược với buông bỏ. Nguyên nhân đầu tiên của nỗi sợ hãi là sự gắn kết với cơ thể và nỗi sợ chết theo sau đó.
Bản chất của Ảo tưởng của ta tạo ra những Sợ hãi.
Từ quan điểm triết lý Yoga cổ điển, nguyên nhân của sợ hãi là sự gắn kết, bám víu vào những thứ hão huyền và những niềm tin viển vông. Gắn kết có nghĩa là chúng ta bị mắc kẹt hoặc sa lầy. Sợ hãi trái ngược với buông bỏ.
Nguyên nhân đầu tiên của nỗi sợ hãi là sự gắn kết với cơ thể và nỗi sợ chết theo sau đó.
Bản chất của Ảo tưởng của ta tạo ra những Sợ hãi.
Có hai “câu chuyện ẩn dụ” giúp chúng ta hiểu bản chất của những ảo tưởng của mình.
Một là “Con rắn và sợi dây thừng”. Một người đàn ông đang đi trong bóng tối và nhìn thấy một con rắn trên đường. Anh ta phản ứng sợ hãi và ngay lập tức chạy đến người bạn đang cầm đèn. Khi chiếu ánh sáng vào con rắn, anh ta mới thấy được rõ ràng rằng đó chỉ là một sợi dây thừng.
Hai là “mặt trời và cụm mây”: mây che ánh sáng mặt trời như sợ hãi che bản chất thật sự của ta. Chúng ta đã quên rằng bên trên những đám mây, mặt trời luôn luôn tỏa sáng.
Chúng ta phải có niềm tin để tìm kiếm mặt trời khi tâm trí trải qua bóng tối và cần rèn luyện lòng can đảm để đối mặt với những ảo tưởng và những đồng hóa sai lầm.
Cơ chế sợ hãi
Nỗi sợ hãi thêm vào những trải nghiệm trong quá khứ không có thật trong hiện tại. Cứ chồng chất thêm như vậy, chúng ta đang tạo ra thực tại của mình. Cần thực hành tách bản thân khỏi những ảo tưởng này và nhận ra bản chất thực sự của SỰ THẬT, của chính mình. Sợ hãi và lo lắng khiến ta cảm thấy quá tải hoặc bị giới hạn. Kết quả là, ta thành nạn nhân của chính tâm trí của ta. Ta trở nên bất lực không thể hiện được tiềm năng của mình. Hãy ghi nhớ SỨC MẠNH CỦA HIỆN TẠI.
Khi ta quay trở lại với hiện tại, thấy mình mạnh mẽ trong hiện tại, trở nên sáng tạo trong hiện tại. Điều này có nghĩa là chúng ta đang từ bỏ những ý tưởng của cá nhân mình về việc mọi thứ nên diễn ra như thế nào và sẵn sàng cho những thay đổi tích cực và sáng tạo:
Thay đổi cách ta kiếm sống (lớp học trực tuyến, làm việc tại nhà)
Thay đổi cách ta ăn (thức ăn đơn giản hơn, tự nấu)
Thay đổi cách ta giao tiếp xã hội (thư giãn trong thiên nhiên, đọc sách thay vì sử dụng internet).
Thay đổi cách ta thực hành tâm linh (niệm Mantra nhiều hơn, cầu nguyện nhiều hơn, thiền nhiều hơn)
Các phương pháp Yoga cổ điển để đối phó với nỗi sợ hãi
Tùy thuộc vào tính khí của mình, bạn có thể áp dụng riêng biệt hoặc đồng thời 4 phương pháp cổ điển sau đây. Hãy thử xem cách nào phù hợp với mình hơn trong lúc này.
A. Phương pháp của người có tính thực tế, năng động Karma Yoga: Hãy suy nghĩ làm thế nào để giúp ích cho người khác trong tình huống này. Tránh chỉ nghĩ cho bản thân. Điều này mở rộng trái tim bạn và giảm bớt lo âu bắt nguồn từ sự gắn kết.
B. Phương pháp của người giàu tình cảm, cảm xúc Bhakti Yoga: : họ biết chấp nhận trước kế hoạch của trời hoặc đấng tối cao. Tin tưởng rằng tất cả sẽ tốt đẹp. Học cách thư giãn. Biến nỗi sợ thành niềm tin.
C. Raja Yoga and Hatha Yoga methods (analytical temperament , people already having a practice of Hatha Yoga)
Cải thiện ý thức về hơi thở – cơ thể bằng các bài tập thở nhịp nhàng và pranayama. Hãy chậm lại, thực hành Yoga phục hồi.
Tăng cường và cân bằng dòng chảy prana giúp ta có nhiều năng lượng hơn và tăng khả năng phục hồi nhanh chóng khỏi stress. Cân bằng các hoạt động của 2 bán cầu não, phải và trái.
Cải thiện sự cân bằng tinh thần – cảm xúc bằng cách điều hòa hơi thở – Chuyển động cùng với sự tập trung tâm trí. Ý thức mới là quan trọng, không ép bản thân.
Tăng ojas, năng lượng của sự dưỡng nuôi, miễn dịch, đến từ sâu trong trái tim. Hãy chắc chắn rằng bạn cải thiện chất lượng thực phẩm chứ không phải số lượng (đừng ăn vì cảm giác lo lắng). Đồng thời, bạn có thể tăng thái độ tinh thần bằng việc tin tưởng và thành kính. Năng lượng tinh tế – Ojas này sẽ làm tăng cảm nhận hài lòng mãn nguyện, lòng biết ơn và sự thư giãn của bạn.
Trấn an bằng Tăng điềm tĩnh, giảm sợ hãi: Sử dụng dụng cụ hỗ trợ (chăn, gối) khi tập Yoga hoặc khi thư giãn để tạo cảm giác an toàn, ấm áp, yên tĩnh và cảm giác được hỗ trợ. Tư thế phải thoải mái, an toàn, dịu cơ chế phòng thủ xuống làm dịu các giác quan và tâm trí. Giống như Yoga phục hồi.
Trải nghiệm thư giãn thể chất – tinh thần – cảm xúc. Tăng thái độ sống đúng đắn – tách rời về đời sống – thư giãn sâu. Tập tách rời khỏi cơ thể, tâm trí và cảm xúc.
Yoga cho người lo âu cần phải nhẹ nhàng, khích lệ và xoa dịu. Giống như trong hướng dẫn Yoga dành cho sang chấn nhạy cảm.
D. Phương pháp dành cho người thích triết lý, trí tuệ: nhớ đến Bản chất thật sự của mình không bị ảnh hưởng bởi bệnh tật và sự mất mát. Khẳng định Bản chất khỏe mạnh của bạn. Thực hành tự vấn, bạn không phải là cơ thể cũng không phải là tâm trí. Gỡ bỏ bức màn sợ hãi bằng cách thực hành suy nghĩ và phân định bằng cách tách rời.
THAY THẾ SỢ HÃI VÀ LO ÂU BẰNG NIỀM TIN. NIỀM TIN LÀ GÌ?
Chúng ta cần trau dồi lòng tin. Niềm tin sẽ thay thế Kiến thức và giúp chúng ta bình tĩnh khi đối mặt với thiên tai, bệnh tật.
Chúng ta cần nuôi dưỡng 3 loại niềm tin:
Niềm tin vào CHÍNH BẢN THÂN MÌNH (kết nối lại với chính tâm CỐT LÕI CỦA MÌNH): Tự dựa vào chính mình, việc này có thể giống như niềm tin vào Bản chất thật sự của mình, có nghĩa là chúng ta phải dựa vào sức mạnh nội tại của chính mình, ngự bên trong chính chúng ta chứ không phải dựa vào cái tôi. Nỗi sợ hãi tồn tại khi chúng ta không biết về sự thật về Bản chất thật sự của mình. CHO NÊN, HÃY BÌNH TĨNH VÀ TIN TƯỞNG VÀO BẢN THÂN MÌNH. Hãy biết cách dùng trực giác của mình.
Tin vào THIÊN NHIÊN và TRÍ TUỆTỐI THƯỢNG (nghĩa là hợp tác với Quy luật tự nhiên để sống khỏe mạnh và tăng khả năng miễn dịch).
Thiền định, chuyển ý thức từ quá khứ sang hiện tại. Hãy cố gắng nhìn thấy bức tranh lớn hơn và hướng cảm xúc vào lòng thành kính và sự can đảm để đối mặt với những ảo tưởng của chúng ta. Niềm tin vào Đấng Tối Cao nảy sinh từ một cảm giác bên trong rằng có một điều gì đó lớn hơn bạn.
Niềm tin vào những lời dạy và sự thực hành. Các lời dạy thiêng liêng nói rằng bạn giống như Mặt trời tỏa sáng không bị ảnh hưởng bởi sợ hãi và bệnh tật. Có những ngày mây lấp đầy bầu trời và chúng ta không thể thấy mặt trời. Nhưng bạn biết Mặt trời vẫn ở đó. Để lại thấy được vầng Mặt trời ở bên trong, chúng ta phải học cách loại bỏ các tạp chất của tâm trí bằng cách tuân thủ những hướng dẫn đạo đức
Để tốt hơn đây là NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM:
Tránh xa những nhóm bạn tiêu cực mà làm tăng sự sợ hãi trong bạn.
Những phường hội tiêu cực này bao gồm cả các phương tiện truyền thông cũng như các trang web tầm phào trên internet.
Đừng tức giận hay bao lực, luyện tập kiên nhẫn với bản thân và người khác. Đừng tức giận hay bạo lực. Đừng nói dối. Đừng ăn cắp. Cố gắng hướng vào bên trong và vượt ra khỏi các giác quan. Hãy từ bỏ xu hướng tham lam. Sống cuộc sống đơn giản. Càng phụ thuộc vào các đối tượng vật chất bao nhiêu thì càng nhiều sợ hãi bấy nhiêu.
Tránh nghi ngờ và giữ trái tim rộng mở, bệnh tật thường mang đến nghi ngờ và mặc cảm, cảm giác bị bỏ mặc, không có giá trị bản thân hoặc mất niềm tin. Điều chúng ta phải ghi nhớ là bất kỳ loại niềm tin nào cũng sẽ khiến chúng ta cảm thấy mạnh mẽ. Vì vậy, ta có thể có niềm tin vào bác sĩ hoặc y học, vào loại phương pháp điều trị mà ta theo.
Nghi ngờ đến từ những kỳ vọng của ta không được đáp ứng. Nghi ngờ sẽ khiến ta cảm thấy yếu đuối. Nghi ngờ đến khi chúng ta đánh mất niềm tin.
Khi nghi ngờ vì điều gì đó xảy ra không đáp ứng đúng mong muốn của mình, ta mất niềm tin vào Đấng Tối Cao, vào Luật Vũ Trụ và chính bản thân mình. Nhưng hãy nhớ rằng, hành trình hướng đến sự không sợ hãi của chúng ta bằng cách giữ cho tâm trí và trái tim rộng mở. Khi nhất thời mất niềm tin, hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân của sự nghi ngờ, đó luôn là một khía cạnh của cái tôi ích kỷ nào đó. Bầu bạn với những người không có nghi ngờ là phương pháp mạnh mẽ giúp loại bỏ nghi ngờ.
HÃY TÌM HIỂU MỘT CHÚT VỀ HÀNH VI CỦA VIRUS VÀ VƯỢT QUA NỖI SỢ TƯỞNG TƯỢNG CỦA MÌNH. KIẾN THỨC SẼ GIÚP BẠN LẤY LẠI SỰ TỰ TIN VÀ NIỀM TIN VÀO TRÍ TUỆ CỦA CƠ THỂ VÀ THIÊN NHIÊN. CÓ MỘT VỊ BÁC SĨ, MỘT NGƯỜI CHỮA LÀNH BÊN TRONG BẠN. HÃY HỎI XIN LỜI KHUYÊN TỪ VỊ BÁC SĨ ĐÓ. MẸ THIÊN NHIÊN LÀ SỰ CHỮA LÀNH VÀ LÀ NGƯỜI CHỮA LÀNH. MẸ LÀ NGƯỜI CUNG CẤP VÀ DUY TRÌ CUỘC SỐNG CỦA BẠN. ĐỪNG NGHI NGỜ MẸ CHỈ VÌ CON VIRUS ĐƯỢC MẸ GỬI ĐẾN. HÃY MẠNH MẼ THỰC TẬP CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA MÌNH (THỂ CHẤT, TINH THẦN VÀ TÂM HỒN) VÀ SAU ĐÓ HÃY BỎ MẶC THƯ GIÃN TRONG TIN TƯỞNG ĐỂ MẸ CHĂM LO MỌI THỨ CÒN LẠI.
Chúc tất cả các bạn mạnh khỏe, hạnh phúc và mạnh mẽ!
Like most websites, we use cookies for various features according to our policy. We hope that’s okay with you – if not, please feel free to disable cookies in your browser.AGREE