Trong bài nói chuyện này, chúng ta sẽ tìm hiểu về việc sợ hãi, lo âu có thể tàn phá, lấy đi hạnh phúc và sức khỏe tinh thần của bạn như thế nào, và niềm tin quan trọng như thế nào trong việc xua tan sợ hãi trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu. Sợ hãi chính là yếu tố đầu tiên sinh ra bệnh tật và là một trở ngại quan trọng trong việc chữa lành.

Chúng ta sẽ tiếp cận vấn đề trên từng bước một theo 4 điểm sau:

  1. Trước tiên, chúng ta cần hiểu tất cả các khía cạnh của SỢ HÃI, STRESS và LO ÂU.
  2. Nguyên nhân của sợ hãi là gì?
  3. Một số phương pháp Yoga để đối phó với sợ hãi.
  4. Nuôi dưỡng niềm tin để xua tan sợ hãi và lo âu.

Sợ hãi là gì?

Sợ hãi là một cảm xúc rất mạnh mẽ, đến từ bản năng, nó giúp chúng ta sinh tồn. Đó là nền tảng của phản ứng stress: chiến đấu, trốn chạy, tê liệt.

Những điều có vẻ xa lạ với chúng ta hoặc những tình huống vượt quá tầm hiểu biết tức thời của ta sẽ khiến ta sợ hãi. Sợ hãi tạo ra ảo tượng về bóng tối, sụp đổ và bóp méo tâm trí. Do đó sợ hãi dựa trên sự không thật.

Khi sợ hãi, chúng ta bị tê liệt và mất đi các chức năng của mình. Chúng ta bị đóng băng, không thể làm bất kỳ điều gì để giải quyết vấn đề.

Có hai loại sợ hãi, nỗi sợ thông thường và nỗi sợ tưởng tượng.

Theo Swami Sivananda một nhà hiền triết Yoga nói rằng, tỷ lệ của nỗi sợ thông thường chỉ là năm phần trăm trong khi nỗi sợ tưởng tượng chiếm đến chín mươi lăm phần trăm. Nỗi sợ thông thường thì lành mạnh. Nó mở đường cho sự tiến bộ của một người, nó bảo tồn sự sống. Vì vậy, trong hoàn cảnh sợ có thể bị lây nhiễm virus, chúng ta rửa tay, lau chùi tay vịn cầu thang, ở nhà và tránh giao tiếp xã hội v.v…

Nỗi sợ tưởng tượng gây ra bệnh tật vì nó làm cạn kiệt tất cả năng lượng và gây ra sự bất an, không thoải mái và bất hòa… Ví dụ về nỗi sợ tưởng tượng: Bạn có thể sợ rằng mình sẽ bị nhiễm bệnh và không có cách chữa trị, bạn có thể sợ rằng doanh nghiệp của mình sẽ sụp đổ và bạn sẽ khó khăn, rằng bạn sẽ mất việc vì không tìm được việc khác, rằng con bạn sẽ không được đến trường, rằng chồng bạn ở nhà, sẽ làm thay đổi mối quan hệ dẫn đến những điều phiền hà và ly hôn v.v…

Một số hành vi sinh ra bởi sợ hãi và hoảng loạn:

  • Tích trữ
  • Cô lập, hận thù, đổ lỗi
  • Xấu hổ và tội lỗi
  • Trầm cảm, căng thẳng liên tục, cảnh giác thái quá
  • Căng thẳng liên tục, cảnh giác thái quá
  • Nghiện, “uống cho vơi nỗi sầu”
  • “Cứ tận hưởng khi ta còn có thể”
  • “Tôi không quan tâm!”

STRESS là gì?

Stress, đặc biệt là stress mãn tính, là nguyên nhân của nhiều bệnh tật. Hãy nhớ rằng Stress là chủ quan và có thể thay đổi khi ta biết về nguyên nhân gây ra Stress.

5 NGUYÊN NHÂN CỦA STRESS:

  1. Prana (hay còn gọi là năng lượng sống) thấp thì ta dễ stress. Chúng ta có thể giảm stress bằng cách tăng prana thông qua thực hành Yoga và lối sống tích cực.
  2. Cảm xúc tiêu cực ta có thể đổi ngược lại: sợ hãi, lo âu, đau buồn và tức giận đều có thể thay đổi được. Tức giận đến từ những kỳ vọng và mong muốn không được thỏa mãn cho nên ta có thể kiểm soát sự mong muốn đó. Đau buồn là một cảm xúc tiêu cực khác tạo ra stress.
  3. Ta có thể đổi dạng cảm xúc. Nếu chúng ta cứng nhắc và không biết linh hoạt trong tâm trí và hành vi, ta sẽ có stress, thành ra nên linh hoạt và mở mang khả năng tạo ra thích nghi.
  4. Lo âu về ý nghĩa cuộc đời và về sự tồn tại: Điều đó chỉ có thể được làm dịu lại bằng một tầm nhìn rộng lớn hơn về sự sống, về cái chết và về ý nghĩa mục tiêu cuộc đời.
  5. Karma – Nghiệp: cái gì xảy ra mà khó hiểu là đến từ nghiệp. Ta phải chấp nhận Karma tập thể tại thời điểm này. Chúng ta cần suy ngẫm về trách nhiệm tập thể của mình.

Tóm lại, để xây dựng khả năng phục hồi trong thời gian này, chúng ta cần tăng prana, bớt tiêu xài prana, chuyển đổi cảm xúc tiêu cực thành tích cực, sẵn sàng thích nghi với tình huống mới, có thêm niềm tin và tìm hiểu về nghiệp tập thể và nghiệp cá nhân của mình.

LO ÂU LÀ GÌ? 

Sự gián đoạn trong sinh hoạt thường ngày có thể làm phát sinh lo âu. Lo âu thậm chí còn tồi tệ hơn sợ hãi, vì không giống như sợ hãi, chúng ta không thể xác định được nguồn gốc của lo âu. Lo âu là nỗi sợ không tên. Khi lo âu, không thể có sáng tạo, không thể có năng suất, chúng ta chán nản và tâm trí mất khả năng suy nghĩ rõ ràng. Lo âu là một cảm xúc cũng như sợ hãi là một cảm xúc. Nó thường đi cùng với phản ứng “nhạy cảm quá độ” và “tính cảnh giác cao độ”. Dưới tác động của lo âu, bạn có thể thấy khó duy trì các hoạt động bình thường hàng ngày và liên tục lo lắng dự đoán về thảm họa có thể xảy ra một lúc nào đó trong tương lai.

Cha mẹ và các cặp vợ chồng cần lưu ý rằng con cái hoặc vợ/ chồng của mình có thể đang chịu căng thẳng, mặc cảm, tội lỗi, stress, lo âu, lo lắng, hồi hộp, bồn chồn. Họ có thể đang lặp lại nỗi lo sợ chia ly đã gặp phải trong thời thơ ấu. Nói chung, hãy cố gắng cho họ khoảng không gian, ít đòi hỏi hơn và bớt cầu toàn, giữ bình tĩnh và đồng cảm thay vì phản ứng lại họ làm tình hình căng thẳng thêm. Hãy cố gắng tạo thời khóa biểu hàng ngày và thích nghi với hoàn cảnh. Tiếp tục càng nhiều càng tốt những thói quen sinh hoạt, lịch trình,của mình và gia đình. Kỷ luật hàng ngày sẽ giúp tất cả mọi người đối phó với stress. Hãy hiểu rằng những thứ làm bạn căng thẳng không nhất thiết là những thứ gây căng thẳng cho vợ/ chồng hoặc con cái của bạn. Hãy hiểu rằng rất khó xác định được nỗi lo âu. Nó có thể làm nảy sinh những cảm xúc khó chịu mơ hồ đến từ những suy nghĩ dai dẳng đa dạng kết hợp với nhau. Cảm giác khó chịu này tạo ra một tâm trạng lo âu, nhưng không ai biết nguyên nhân cơ bản của nó. Mọi người đều có thể có khả năng chịu đựng nào đó. Nhưng nên nhớ khả năng chịu đựng của mỗi người mỗi khác.

Trong tình huống này, bệnh dịch tấn công gia tăng nhanh, sinh hoạt hàng ngày thay đổi, kết cấu xã hội xung quanh thay đổi đột ngột, mọi người thường sẽ bị suy giảm khả năng tập trung và nhiều khi có nhiều thời gian rảnh hơn mà mọi người có thể cảm thấy khó thực hiện ngay cả các công việc hàng ngày đơn giản.

Triệu chứng Rối Loạn Lo Âu

Khi lo âu, người ta có dấu hiệu căng cơ, tăng động tự động (đau cơ, nhức cơ, bồn chồn, bất an, dễ mệt mỏi, khó thở, đánh trống ngực, đổ mồ hôi, khô miệng, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, mặt đỏ, ớn lạnh, đi tiểu thường xuyên). Các dấu hiệu khác là các triệu chứng cảnh giác hoặc dò xét, bao gồm cảm giác dễ nổi giận, phản ứng giật mình quá mức, khó tập trung hoặc đầu óc trống rỗng vì lo âu, khó ngủ và dễ bị kích thích.

Triệu chứng của Hoảng Loạn

Các triệu chứng kéo dài vài phút. Những triệu chứng như bất ngờ, kinh hãi, khó thở, choáng váng, chóng mặt, run rẩy, đánh trống ngực, đổ mồ hôi, đau bụng, tê liệt, đau ngực, sợ phát điên… có thể được kích hoạt bởi các tình huống như ở ngoài một mình, ở trong đám đông, đứng xếp hàng hoặc đang ngồi trong xe.

Nguyên nhân của Sợ Hãi

Từ quan điểm triết lý Yoga cổ điển, nguyên nhân của sợ hãi là sự gắn kết, bám víu vào những thứ hão huyền và những niềm tin viển vông. Gắn kết có nghĩa là chúng ta bị mắc kẹt hoặc sa lầy. Sợ hãi trái ngược với buông bỏ. Nguyên nhân đầu tiên của nỗi sợ hãi là sự gắn kết với cơ thể và nỗi sợ chết theo sau đó.

Bản chất của Ảo tưởng của ta tạo ra những Sợ hãi.

Từ quan điểm triết lý Yoga cổ điển, nguyên nhân của sợ hãi là sự gắn kết, bám víu vào những thứ hão huyền và những niềm tin viển vông. Gắn kết có nghĩa là chúng ta bị mắc kẹt hoặc sa lầy. Sợ hãi trái ngược với buông bỏ.

Nguyên nhân đầu tiên của nỗi sợ hãi là sự gắn kết với cơ thể và nỗi sợ chết theo sau đó.

Bản chất của Ảo tưởng của ta tạo ra những Sợ hãi. Có hai “câu chuyện ẩn dụ” giúp chúng ta hiểu bản chất của những ảo tưởng của mình. Một là “Con rắn và sợi dây thừng”. Một người đàn ông đang đi trong bóng tối và nhìn thấy một con rắn trên đường. Anh ta phản ứng sợ hãi và ngay lập tức chạy đến người bạn đang cầm đèn. Khi chiếu ánh sáng vào con rắn, anh ta mới thấy được rõ ràng  rằng đó chỉ là một sợi dây thừng.

Hai là “mặt trời và cụm mây”: mây che ánh sáng mặt trời như sợ hãi che bản chất thật sự của ta. Chúng ta đã quên rằng bên trên những đám mây, mặt trời luôn luôn tỏa sáng. Chúng ta phải có niềm tin để tìm kiếm mặt trời khi tâm trí trải qua bóng tối và cần rèn luyện lòng can đảm để đối mặt với những ảo tưởng và những đồng hóa sai lầm.

Cơ chế sợ hãi

Nỗi sợ hãi thêm vào những trải nghiệm trong quá khứ không có thật trong hiện tại. Cứ chồng chất thêm như vậy, chúng ta đang tạo ra thực tại của mình. Cần thực hành tách bản thân khỏi những ảo tưởng này và nhận ra bản chất thực sự của SỰ THẬT, của chính mình. Sợ hãi và lo lắng khiến ta cảm thấy quá tải hoặc bị giới hạn. Kết quả là, ta thành nạn nhân của chính tâm trí của ta. Ta trở nên bất lực không thể hiện được tiềm năng của mình. Hãy ghi nhớ SỨC MẠNH CỦA HIỆN TẠI.

 

Khi ta quay trở lại với hiện tại, thấy mình mạnh mẽ trong hiện tại, trở nên sáng tạo trong hiện tại. Điều này có nghĩa là chúng ta đang từ bỏ những ý tưởng của cá nhân mình về việc mọi thứ nên diễn ra như thế nào và sẵn sàng cho những thay đổi tích cực và sáng tạo:

  • Thay đổi cách ta kiếm sống (lớp học trực tuyến, làm việc tại nhà)
  • Thay đổi cách ta ăn (thức ăn đơn giản hơn, tự nấu)
  • Thay đổi cách ta giao tiếp xã hội (thư giãn trong thiên nhiên, đọc sách thay vì sử dụng internet).
  • Thay đổi cách ta thực hành tâm linh (niệm Mantra nhiều hơn, cầu nguyện nhiều hơn, thiền nhiều hơn)

Các phương pháp Yoga cổ điển để đối phó với nỗi sợ hãi

  • Tùy thuộc vào tính khí của mình, bạn có thể áp dụng riêng biệt hoặc đồng thời 4 phương pháp cổ điển sau đây. Hãy thử xem cách nào phù hợp với mình hơn trong lúc này.

A. Phương pháp của người có tính thực tế, năng động Karma Yoga: Hãy suy nghĩ làm thế nào để giúp ích cho người khác trong tình huống này. Tránh chỉ nghĩ cho bản thân. Điều này mở rộng trái tim bạn và giảm bớt lo âu bắt nguồn từ sự gắn kết.

B. Phương pháp của người giàu tình cảm, cảm xúc Bhakti Yoga: : họ biết chấp nhận trước kế hoạch của trời hoặc đấng tối cao. Tin tưởng rằng tất cả sẽ tốt đẹp. Học cách thư giãn. Biến nỗi sợ thành niềm tin.

C. Raja Yoga and Hatha Yoga methods (analytical temperament , people already having a practice of Hatha Yoga)

  1. Cải thiện ý thức về hơi thở – cơ thể bằng các bài tập thở nhịp nhàng và pranayama. Hãy chậm lại, thực hành Yoga phục hồi.
  2. Tăng cường và cân bằng dòng chảy prana giúp ta có nhiều năng lượng hơn và tăng khả năng phục hồi nhanh chóng khỏi stress. Cân bằng các hoạt động của 2 bán cầu não, phải và trái.
  3. Cải thiện sự cân bằng tinh thần – cảm xúc bằng cách điều hòa hơi thở – Chuyển động cùng với sự tập trung tâm trí. Ý thức mới là quan trọng, không ép bản thân.
  4. Tăng ojas, năng lượng của sự dưỡng nuôi, miễn dịch, đến từ sâu trong trái tim. Hãy chắc chắn rằng bạn cải thiện chất lượng thực phẩm chứ không phải số lượng (đừng ăn vì cảm giác lo lắng). Đồng thời, bạn có thể tăng thái độ tinh thần bằng việc tin tưởng và thành kính. Năng lượng tinh tế – Ojas này sẽ làm tăng cảm nhận hài lòng mãn nguyện, lòng biết ơn và sự thư giãn của bạn.
  5. Trấn an bằng Tăng điềm tĩnh, giảm sợ hãi: Sử dụng dụng cụ hỗ trợ (chăn, gối) khi tập Yoga hoặc khi thư giãn để tạo cảm giác an toàn, ấm áp, yên tĩnh và cảm giác được hỗ trợ. Tư thế phải thoải mái, an toàn, dịu cơ chế phòng thủ xuống làm dịu các giác quan và tâm trí. Giống như Yoga phục hồi.
  6. Trải nghiệm thư giãn thể chất – tinh thần – cảm xúc. Tăng thái độ sống đúng đắn – tách rời về đời sống – thư giãn sâu. Tập tách rời khỏi cơ thể, tâm trí và cảm xúc.
  7. Yoga cho người lo âu cần phải nhẹ nhàng, khích lệ và xoa dịu. Giống như trong hướng dẫn Yoga dành cho sang chấn nhạy cảm.

D. Phương pháp dành cho người thích triết lý, trí tuệ: nhớ đến Bản chất thật sự của mình không bị ảnh hưởng bởi bệnh tật và sự mất mát. Khẳng định Bản chất khỏe mạnh của bạn. Thực hành tự vấn, bạn không phải là cơ thể cũng không phải là tâm trí. Gỡ bỏ bức màn sợ hãi bằng cách thực hành suy nghĩ và phân định bằng cách tách rời.

  1. THAY THẾ SỢ HÃI VÀ LO ÂU BẰNG NIỀM TIN. NIỀM TIN LÀ GÌ?

Chúng ta cần trau dồi lòng tin. Niềm tin sẽ thay thế Kiến thức và giúp chúng ta bình tĩnh khi đối mặt với thiên tai, bệnh tật.

Chúng ta cần nuôi dưỡng 3 loại niềm tin:

  1. Niềm tin vào CHÍNH BẢN THÂN MÌNH (kết nối lại với chính tâm CỐT LÕI CỦA MÌNH): Tự dựa vào chính mình, việc này có thể giống như niềm tin vào Bản chất thật sự của mình, có nghĩa là chúng ta phải dựa vào sức mạnh nội tại của chính mình, ngự bên trong chính chúng ta chứ không phải dựa vào cái tôi. Nỗi sợ hãi tồn tại khi chúng ta không biết về sự thật về Bản chất thật sự của mình. CHO NÊN, HÃY BÌNH TĨNH VÀ TIN TƯỞNG VÀO BẢN THÂN MÌNH. Hãy biết cách dùng trực giác của mình.

  1. Tin vào THIÊN NHIÊN và TRÍ TU TỐI THƯỢNG (nghĩa là hợp tác với Quy luật tự nhiên để sống khỏe mạnh và tăng khả năng miễn dịch).
Thiền định, chuyển ý thức từ quá khứ sang hiện tại. Hãy cố gắng nhìn thấy bức tranh lớn hơn và hướng cảm xúc vào lòng thành kính và sự can đảm để đối mặt với những ảo tưởng của chúng ta. Niềm tin vào Đấng Tối Cao nảy sinh từ một cảm giác bên trong rằng có một điều gì đó lớn hơn bạn.

  1. Niềm tin vào những lời dạy và sự thực hành. Các lời dạy thiêng liêng nói rằng bạn giống như Mặt trời tỏa sáng không bị ảnh hưởng bởi sợ hãi và bệnh tật. Có những ngày mây lấp đầy bầu trời và chúng ta không thể thấy mặt trời. Nhưng bạn biết Mặt trời vẫn ở đó. Để lại thấy được vầng Mặt trời ở bên trong, chúng ta phải học cách loại bỏ các tạp chất của tâm trí bằng cách tuân thủ những hướng dẫn đạo đức

Để tốt hơn đây là NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM:

  • Tránh xa những nhóm bạn tiêu cực mà làm tăng sự sợ hãi trong bạn.
Những phường hội tiêu cực này bao gồm cả các phương tiện truyền thông cũng như các trang web tầm phào trên internet.

  • Đừng tức giận hay bao lực, luyện tập kiên nhẫn với bản thân và người khác. Đừng tức giận hay bạo lực. Đừng nói dối. Đừng ăn cắp. Cố gắng hướng vào bên trong và vượt ra khỏi các giác quan. Hãy từ bỏ xu hướng tham lam. Sống cuộc sống đơn giản. Càng phụ thuộc vào các đối tượng vật chất bao nhiêu thì càng nhiều sợ hãi bấy nhiêu.

  • Tránh nghi ngờ và giữ trái tim rộng mở, bệnh tật thường mang đến nghi ngờ và mặc cảm, cảm giác bị bỏ mặc, không có giá trị bản thân hoặc mất niềm tin. Điều chúng ta phải ghi nhớ là bất kỳ loại niềm tin nào cũng sẽ khiến chúng ta cảm thấy mạnh mẽ. Vì vậy, ta có thể có niềm tin vào bác sĩ hoặc y học, vào loại phương pháp điều trị mà ta theo.

Nghi ngờ đến từ những kỳ vọng của ta không được đáp ứng. Nghi ngờ sẽ khiến ta cảm thấy yếu đuối. Nghi ngờ đến khi chúng ta đánh mất niềm tin. Khi nghi ngờ vì điều gì đó xảy ra không đáp ứng đúng mong muốn của mình, ta mất niềm tin vào Đấng Tối Cao, vào Luật Vũ Trụ và chính bản thân mình. Nhưng hãy nhớ rằng, hành trình hướng đến sự không sợ hãi của chúng ta bằng cách giữ cho tâm trí và trái tim rộng mở. Khi nhất thời mất niềm tin, hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân của sự nghi ngờ, đó luôn là một khía cạnh của cái tôi ích kỷ nào đó. Bầu bạn với những người không có nghi ngờ là phương pháp mạnh mẽ giúp loại bỏ nghi ngờ.

HÃY TÌM HIỂU MỘT CHÚT VỀ HÀNH VI CỦA VIRUS VÀ VƯỢT QUA NỖI SỢ TƯỞNG TƯỢNG CỦA MÌNH. KIẾN THỨC SẼ GIÚP BẠN LẤY LẠI SỰ TỰ TIN VÀ NIỀM TIN VÀO TRÍ TUỆ CỦA CƠ THỂ VÀ THIÊN NHIÊN. CÓ MỘT VỊ BÁC SĨ, MỘT NGƯỜI CHỮA LÀNH BÊN TRONG BẠN. HÃY HỎI XIN LỜI KHUYÊN TỪ VỊ BÁC SĨ ĐÓ. MẸ THIÊN NHIÊN LÀ SỰ CHỮA LÀNH VÀ LÀ NGƯỜI CHỮA LÀNH. MẸ LÀ NGƯỜI CUNG CẤP VÀ DUY TRÌ CUỘC SỐNG CỦA BẠN. ĐỪNG NGHI NGỜ MẸ CHỈ VÌ CON VIRUS ĐƯỢC MẸ GỬI ĐẾN. HÃY MẠNH MẼ THỰC TẬP CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA MÌNH (THỂ CHẤT, TINH THẦN VÀ TÂM HỒN) VÀ SAU ĐÓ HÃY BỎ MẶC THƯ GIÃN TRONG TIN TƯỞNG ĐỂ MẸ CHĂM LO MỌI THỨ CÒN LẠI.

Chúc tất cả các bạn mạnh khỏe, hạnh phúc và mạnh mẽ!

CHÚC CÁC BẠN ĐƯỢC BÌNH AN

Swami SitaramanandaAcharya ISYVC