Giới thiệu

Bài nói chuyện ngày hôm nay có mục đích đưa ra những hướng dẫn để chúng ta tự tư vấn cho chính mình và tư vấn cho nhau trong những hoàn cảnh khó khăn và căng thẳng mà chúng ta rơi vào.

Tổ chức Sivananda Yoga Quốc Tế đang cung cấp dịch vụ tư vấn Yoga giải toả căng thẳng trực tuyến miễn phí cho tất cả mọi người, bạn hãy chia sẻ thông tin này và tận dụng cơ hội này để giúp đỡ chính mình và người thân.

Hầu hết nguyên nhân của những lần gặp bác sĩ là bắt nguồn từ stress. Hệ miễn dịch của chúng ta bị suy nhược đi bởi stress. Cho nên chúng ta dễ bị virus tấn công và có ít khả năng để chống lại chúng. Những triệu chứng khi chúng ta bị stress là chúng ta ăn không đúng, ngủ không đúng, và chúng ta không có mối quan hệ tốt với mọi người vì stress. Hãy xem lại một trong số những bài webinar gần đây của tôi nói về sợ hãi và lo âu và về yoga của những mối quan hệ. Vì vậy để giúp chính mình và những người khác, đầu tiên ta cần hiểu về nguyên nhân của stress trong chúng ta và cách để giải toả.

Bên cạnh đó, ta cần phải hiểu những hướng dẫn của triết lý yoga cổ điển về việc làm sao để quan sát chúng ta và môi trường, làm sao để nâng mình lên và làm sao để thay đổi môi trường theo hướng tích cực hơn. Tổng thể về cuộc sống và về tự nhiên có thể được hiểu thông qua việc nhận ra 3 tính chất diễn ra trong cuộc sống của chúng ta (lý thuyết về 3 gunas). Hiểu cách mà 3 tính chất của tự nhiên làm việc với nhau như thế nào và cách mà chúng vận hành như thế nào sẽ mang lại cho chúng ta sự khai sáng về chiến lược để chuyển hoá ta và người khác từ không khoẻ mạnh đến khoẻ mạnh, từ cảm giác tối tăm đến ánh sáng, từ tuyệt vọng đến bình an, từ giận giữ đến chấp nhật, từ u mê đến ánh sáng.

Stress là gì?

Phản ứng stress là một cơ chế có tính bản năng của hệ thần kinh-tâm lý và miễn dịch trong cơ thể để phản ứng lại mối đe doạ đối với sự sống còn của bản thân mà ta cảm nhận được.

  • Tâm trí liên hệ chặt chẽ với cơ thể, cho nên những gì ta cảm nhận được trong tâm trí/cảm xúc và hệ thần kinh sẽ tác động đến cơ thể, các cơ quan trong cơ thể và chức năng của chúng. Chúng ta bị những bệnh tâm lý bên trong là do stress.
  • Phản ứng stress là bình thường để sống sót (chiến-biến-đóng băng)
  • Nhưng phản ứng stress kéo dài có thể dẫn đến stress mãn tính và cuối cùng dẫn đến bệnh tật.
  • Ba phản ứng stress : chiến, biến hoặc đóng băng. Hãy theo dõi để thấy rằng phản ứng stress mà ta đang trải qua lúc này sẽ không trở nên quá in đậm và tạo nên những tổn hại lâu dài, lấy đi niềm vui và sự ngây thơ của chúng ta. Ba loại phản ứng là giận giữ, chạy trốn, và tê liệt.
  • Cần phải quay về phản ứng thư giãn khi hoạt động của cơ thể trở về trạng thái bình thường để mà chúng ta có thể khoẻ mạnh và chúng ta có thể hiện diện hoàn toàn trong hiện tại, làm chủ những khả năng của mình và phát triển những tiềm năng.
  • Stress có tính chủ quan, nó phụ thuộc vào nhận thức của chúng ta. Yếu tố gây stress có thể là thói quen nhìn nhận của ta về điều gì đó. Có cách để chúng ta thay đổi cách nhìn nhận của mình.  
  • Chúng ta càng cứng nhắc chúng ta càng stress. Chúng ta càng mở rộng và linh hoạt chúng ta càng ít stress. Vì vậy hãy rộng mở và thư giãn.

Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong trong quản lý căng thẳng – stress là vai trò của sự nhận thức của chúng ta trong stress. Hầu hết mọi người đều tin rằng hoàn cảnh bên ngoài hoặc người khác tạo ra stress cho họ. Nhưng trong thực tế, chúng ta phản ứng khác nhau với cùng một hoàn cảnh căng thẳng. Cách chúng ta nhìn nhận một sự kiện đóng một vai trò quan trọng trong việc liệu yếu tố gây stress có kích hoạt phản ứng stress trong chúng ta hay không.

5 nguyên nhân của stress và Yoga giúp như thế nào?

  1. Thiếu prana (năng lượng sống) từ thiên nhiên

Vấn đề: Chúng ta thiếu prana và chúng ta không có prana dự trữ, chúng ta cũng không biết tái nạp bình năng lượng của ta ở đâu. Chúng ta sống một cuộc sống nhân tạo, xa rời khỏi thiên nhiên. Hàng ngày chúng ta sử dung prana nhiều hơn prana mà chúng ta nhận được, nên chúng ta đã ở trong tình trạng nợ prana. Khi áp lực tăng lên, chúng ta rơi vào “sự phá sản” pranavà có thể bị bệnh do hệ miễn dịch yếu.

Ví dụ về một cuộc sống nhân tạo: Sống và làm việc ở những toà nhà cao tầng, sống trong phòng có máy điều hoà suốt ngày, lái xe quá lâu trong tắc nghẽn giao thông, đi bộ trên các đường xi măng, về đến nhà kiệt sức, xem ti vi và điện thoại để thư giãn, đặt đồ ăn giao đến nhà hoặc ăn ở ngoài, ăn đồ đông lạnh, uống thức uống không tự nhiên, dành quá nhiều thời gian lo lắng về thế giới bên ngoài v v.

Giải pháp: sống một cuộc sống hài hoà với Thiên Nhiên, tắm nắng mỗi ngày nếu có thể, sống một cuộc sống mà có thể tích trữ prana, trở nên tự lực hơn là phụ phuộc vào những thứ nhân tạo. Sự cách ly bắt buộc này hay sự giới hạn di chuyển này sẽ nuôi dưỡng chúng ta, giúp chúng ta sạc lại prana và làm cho chúng ta mạnh mẽ hơn. Chúng ta có thể trở nên mạnh mẽ để đối mặt với các thử thách.

2- Cảm xúc tiêu cực gây ra stress:

Những mối quan hệ không lành mạnh và những sự mong cầu kỳ vọng gây ra stress. Việc hiểu từng cảm xúc như thuốc chữa của chúng là rất quan trọng. Hãy phát triển ý thức về cảm xúc. Chính sự ý thức này đã có ích rồi.

Cảm xúc tiêu cực có thể ẩn sâu và chưa được phát hiện. Tuy nhiên, cảm xúc tiêu cực làm hao mòn prana giống như nước rỉ từ vòi nước. Cảm xúc tiêu cực có thể ăn sâu vào trong tính cách của một con người, có thể rất sâu và có thể dẫn đến bệnh tật. Ví dụ, Chúng ta có thể bị bệnh do những sự ngược đãi và lạm dụng trong mối quan hệ gia đình mà làm cho chúng ta cảm thấy không xứng đáng, là nạn nhân và bất lực.

Yoga giúp mở trái tim làm cho chúng ta từ bỏ sự phán xét đối với người khác. Yoga giúp chúng ta nhớ về bản chất thật sự của mình thứ mà không thể bị chạm tới và không thể bị làm tổn thương, thứ mà trọn vẹn, hoàn hảo, độc lập, tự do và vui vẻ, không cạnh tranh, và là duy nhất.

3 – Vấn đề thích nghi

Hãy buông bỏ tính sở hữu, sự đồng hoá sai lầm với những thứ không trường tồn. Bước lùi lại và thay đổi cách nhìn nhận về bản thân và người khác. Không thích nghi được là do ta bị gắn kết vào ý niệm của ta về việc mình là ai và mọi thứ phải xảy ra như thế nào (sự đồng hoá). Khi sự việc thay đổi, và chúng có thể thay đổi rất nhanh, chúng ta trở nên căng thẳng – kháng cự và phản ứng.

Càng phát triển sự linh hoạt, ta càng dễ dàng thích nghi với những hoàn cảnh mới. Chúng ta sẽ không kỳ vọng mọi thứ phải đúng nhưng mong muốn của mình, thay vào đó chúng ta sẽ tự nguyện thích nghi với hoàn cảnh. Sự thực hành yoga dạy rằng: “cột sống linh hoạt thì tâm trí linh hoạt”.

4 – Không chắc chắn và lo lắng về sự tồn tại

Yoga giúp làm giảm bới stress bằng việc mang lại sự linh hoạt trong cách nhìn về bản thân và những người khác như thế nào?

Sự không chắc chắn và lo lắng luôn luôn là vấn đề của chúng ta. Đây không phải là một hoàn cảnh mới. Sự không chắc chắn tạo nên stress. Vd: chúng ta bị stress về chính sự tồn tại, không biết mình là ai trên thế giới này, giữa tất cả những hiện tượng thay đổi này. Ngay cả cơ thể của chúng ta cũng thay đổi từng ngày và rồi cũng sẽ rời bỏ chúng ta. Môi trường quanh ta và các mối quan hệ của ta cũng thay đổi. Không có gì là bền vững mãi mãi cả – từ thời tiết cho đến thị trường chứng khoán, tình hình chính trị cho đến công việc và các mối quan hệ trong cuộc sống. Chúng ta sống trong sự không chắc chắn và muốn có được sự an toàn bằng cách kiểm soát mọi thứ, tuy nhiên, sự thật là ta không thể kiểm soát được cái gì hết.

Học cách nhìn thấy sự tuyệt đối trong khi chấp nhận sự tương đối và thay đổi. Chúng ta càng từ bỏ sự kiểm soát và cái tôi, chúng ta càng trở nên thoải mái trong sự không thoải mái. Người Yogi học để không bị cứng nhắc – để tách rời – để thay đổi cách nhìn nhận của mình về chính mình và về người khác. Tránh sự ám ảnh và cứng đầu.

Hãy cố gắng nhìn bức tranh rộng lớn.  Đừng cá nhân hoá mọi thứ, đừng nghĩ rằng vấn đề của chúng ta là độc nhất và dễ dàng rơi vào thái độ của một nạn nhân và trách cứ người khác. Học cách tách rời sẽ dạy ta cách nhìn mình trong bối cảnh toàn thế giới và sẽ làm mất tính cá nhân của vấn đề.

Chúng ta trở nên lo lắng và sợ hãi, phản ứng bằng sự chạy trốn (hành vi tự huỷ hoại bản thân, sử dụng rượu, ma tuý và cần xa), phủ nhận/chối bỏ hoặc kiểm soát thái quá. Cả hai loại hành vi này: chạy trốn và kiểm soát quá mức, đều gây ra stress và sự căng thẳng trong cả ba tầng thể chất, tinh thần/cảm xúc và tâm linh của chúng ta.

Trong sự tồn tại không chắc chắn và mau tàn này, chúng ta cảm thấy không được hỗ trợ và sâu trong trái tim của mình, ta cảm thấy cô đơn ngay trong khi có cả một mạng lưới các mối quan hệ. Vấn đề là chúng ta thiếu niềm tin vào Đấng Tối Cao, và cũng thiếu niềm tin vào chính mình và vào người khác. Chúng ta thiếu niềm tin và kiến thức. Chúng ta không biết rằng chúng ta chưa bao giờ một mình. Chúng ta luôn luôn được hỗ trợ bởi bàn tay của đấng Tối Cao – nếu chúng ta có mắt để nhìn và nếu chúng ta làm tĩnh lặng tâm trí và ham muốn xuống để chiêm nghiệm sự tồn tại của Đấng Tối Cao và Ân Điển của Người, ngay cả trong chính hơi thở và cuộc sống của mình.

Yoga dạy chúng ta cách thư giãn, để thay thế sợ hãi bằng niềm tin, để giữ sự mở rộng và giữ niềm tin. Yoga cho chúng ta trải nhiệm về Linh Hồn Bất Tử của mình thứ mà không thể nào bị chạm tới, bị làm tổn thương, luôn luôn tự do và trọn vẹn hoàn hảo trong chính nó. Điều này được gọi là Atman, mà có bản chất Sat-Chit-Ananda (Tồn tại tuyệt đối, Kiến thức tuyệt đối, và Phúc lạc tuyệt đối).

5 – Yoga giúp hoá giải Karma như thế nào

Trải nghiệm kết quả của các hành động trong quá khứ và học từ chúng là cách để đối mặt với cuộc sống này. Nhớ rằng chúng ta sinh ra để trải nhiệm những kết quả của Karma quá khứ và học bài học của chúng ta. Hãy phát triển sự chịu đựng để chấp nhận trải nghiệm đau khổ của việc bị chia cắt và sống trong bóng tối.

Mọi thứ xảy ra đều do Karma, cá nhân hay tập thể. Thật ra, cơ thể của chúng ta là một công cụ để hoá giải Karma và nguyên nhân của việc chúng ta sinh ra là để cho chúng ta cơ hội để hoá giải Karma quá khứ. Rất nhiều bệnh tật có nguồn gốc Karma. Chúng là kết quả của suy nghĩ trong quá khứ (hành vi) và cho chúng ta cơ hội để suy ngẫm về cuộc sống của mình. Khi đối mặt với ốm đau và bệnh tật, chúng ta học bài học về sự không vĩnh cửu và trở nên khiêm tốn và dâng nộp cái tôi ích kỷ, và chúng ta dễ dàng nhớ đến Atman bất tử hơn.

Karma được tạo ra từ những khuynh hướng lâu dài của chúng ta, những lỗi lầm trong quá khứ, và suy nghĩ sai lầm. Những suy nghĩ này tích luỹ lại và tạo nên tính cách và hành vi đặc trưng mà đã trở thành thói quen và rất khó để thay đổi.

Stress là một dấu hiệu chỉ ra rằng chúng ta cần phải thích nghi với hoàn cảnh xảy ra và cần nghĩ lại về mình là ai (những kỳ vọng của chúng ta, những động cơ mục đích của chúng ta, vv) và nhớ rằng cái tôi của chúng ta (cơ thể và tâm trí) không phải là bản chất thật sự của ta.

Để hoá giải Karma, chúng ta có thể làm theo những hướng dẫn hành vi đạo đức từ Yama và Niyama: không bạo lực, nói dối, ham muốn sắc dục, tham lam, ghen tị và đố kị, và thực hành hàng ngày sự hài lòng, thanh khiết, thật thà, thanh đạm, lấy cảm hứng liên tục từ Satsang (những bầu bạn tốt) và swadhyaya (học kinh sách).

Trên hết, Yoga dạy chúng ta khiêm tốn, dâng nộp ý chí của chúng ta cho ý chí của Đấng Tối Cao. Cuộc sống Yoga và sự thực hành từ bốn con đường cổ điển của Yoga sẽ tiêu huỷ đi gốc rễ của Karma và mang lại cho chúng ta một cuộc sống tích cực và tâm linh. Swami Sivananda tổng kết lại Yoga tổng hợp để giải thoát chúng ta khỏi Karma là: “phục vụ, yêu thương, cho đi, thanh lọc, thiền định, và Giác Ngộ”

Ba gunas (ba tính chất của tự nhiên)

Yoga cung cấp cho chúng ta những hướng dẫn có giá trị trên hành trình đến bình an của tâm trí, từ bóng tối đến ánh sáng. Phản ứng của chúng ta đối với stress có thể là tamasic, rajasic hoặc sattvic. Hãy học cách di chuyển từ tamas đến rajas và đến sattva.

Phản ứng với stress kiểu tamas

Trở nên lười biếng, uể oải, “Tôi không quan tâm”. Trở nên buông thả trong việc ăn uống và ngủ nghê. Dành quá nhiều thời gian xem phim hay tin tức. Trở nên trầm cảm và sợ hãi. Trở nên tự mãn, trốn tránh trong sự chối bỏ, tối tăm. Thái độ phàn nàn. Thái độ nạn nhân. Sống trong quá khứ. Dùng thuốc tẩy để phòng ngừa bệnh tật. Không có thời khoá biểu hàng ngày, không thiền định, không hướng vào bên trong. Không kỷ luật.

Phản ứng với stress kiểu rajas:

Tức giận, bạo lực, đổ lỗi, kết tội, tích trữ, phá vỡ luật lệ, cạnh tranh, thái đội “tôi” và “của tôi”, ích kỷ, uống nhiều loại thuốc khác nhau, chống cự lại việc cách ly xã hội, hưởng thụ các giác quan và cuộc sống mà không quan tâm đến người khác, lan truyền tin tức không đúng sự thật, cố gắng kiếm tiềm trên nỗi khổ của mọi người, lợi dụng người khác để đạt được tên tuổi và tiền bạc.

Phản ứng với stress kiểu sattva:

Nhìn thấy bức tranh rộng lớn hơn, có sự sáng tỏ và kiến thức, cố gắng có ích, từ bi, từ thiện, cầu nguyện, tha thứ, chấp nhận trước ý muốn của Đấng Tối Cao, thực hành yoga, hít thở sâu, thư giãn, chánh niệm và thiền định, lấy kiến thức từ nguồn có thẩm quyền.

Hãy giữ một thái độ tích cực – chấp nhận rằng có những điều xảy ra mà ta không thể kiểm soát – tập thể dục đều đặn, ăn uống lành mạnh cân bằng. Học cách quản lý thời gian một cách hiệu quả hơn – thiết lập ranh giới và học cách nói không với những yêu cầu mà đem đến nhiều căng thẳng không cần thiết trong cuộc sống của bạn. Dành thời gian cho sở thích, những mối quan tâm và thư giãn.

Hãy quyết đoán thay vì hung hãn. Hãy khẳng định cảm nhận, ý kiến, niềm tin của mình thay vì trở nên giận giữ, phòng thủ hay bị động.

Công thức thì rất dễ dàng và có thể được mô tả như một cách làm việc với ba guna hay ba tính chất của tự nhiên: 1) phá xuyên qua tamas, 2) làm lắng dịu rajas, 3) nuôi dưỡng sattva.

Tất cả mọi đối tượng trong vũ trụ này đều chứa đựng ba guna. Ba guna hoạt động trên cả tầng thể chất, tinh thần và cảm xúc, chúng che mờ đi bản chất thật sự của chúng ta, che mờ đi ánh sáng bên trong. Chúng ta trở nên gắn kết vào các điều kiện thể chất, mắc kẹt trong những thói quen suy nghĩ gây căng thẳng, và cảm thấy không thể giải thoát bản thân khỏi những cảm xúc tiêu cực lặp đi lặp lại.

Ánh sáng của ý thức, Atman, phản chiếu thông qua cơ thể tâm trí và cảm xúc của nó, giống như một tinh thể tinh khiết và rực rỡ tự bản thân nó không có màu sắc gì. Khi một vật có màu sắc lại gần, nó phản chiếu màu sắc đó và có vẻ như mang chính màu sắc đó – xanh dương, đỏ hay bất kỳ màu gì. Cũng như vậy, Atman là không màu sắc và không phẩm chất, nhưng nó bị che mờ bởi cơ thể và tâm trí. Yoga dạy chúng ta rằng chúng ta không phải là cơ thể cũng không phải là tâm trí. Chúng ta không phải là suy nghĩ của chúng ta. Những gunas chỉ là những màn che đi bản chất tốt đẹp, trong sáng của chúng ta, ánh sáng của Atman.

Chúng ta cần phải phá xuyên qua tamas. Tamas là sự chống cự lại sự thay đổi: Tâm trí luôn tìm kiếm sự ổn định khi đối mặt với những tình huống thay đổi liên tục (karma), tìm kiếm sự an toàn trong việc nghiện ngập: nghiện ăn, nghiện rượu, nghiện các mối quan hệ, và những hành vi khác nữa. Không có khả năng phân định cái tối cái xấu, chúng ta trở nên phụ thuộc vào các đối tượng bên ngoài và các lối suy nghĩ. Chúng ta thậm chí có thể không thích một điều gì đó nhưng vẫn lựa chọn điều đó vì sự thờ ơ và sự u mê. Tamas che mờ đi Bản Ngã, chỉ cho qua một ánh sáng mờ đục của bản chất thật sự của chúng ta. Chúng ta cần phải đưa ra những lựa chọn đúng đắn để kéo vớt bản thân ra khỏi Tamas. Cần một cú đá rất mạnh để di chuyển tâm trí ra khỏi những thói quen của nó.

Chúng ta cần phải làm lắng dịu rajas. Rajas là sự thay đổi mang tính ép buộc. Rajas bị cái tôi lôi kéo hướng ra bên ngoài, tham gia một cách tích cực vào thế giới. Mức độ quá đáng của nó là kiểm soát mọi hoàn cảnh và đạt được mọi kỳ vọng. Một người hướng năng lượng của mình ra bên ngoài để thực hiện sự thay đổi mà phản ánh cách nhìn đã định sẵn của mình. Rajas là năng lượng của hành động và đam mê, và của sự phóng chiếu ra bên ngoài. Nó chỉ đưa ra một khía cạnh mà cái tôi thích và theo đuổi nó trong khi bỏ qua tất cả mọi thứ khác. Chúng ta trở nên gắn kết vào hành động của chúng ta. Việc thoả mãn một ham muốn chỉ làm mạnh thêm ham muốn đó và dẫn đến thêm 10 ham muốn mới nữa. Khi những điều kiện không được đáp ứng, người ta rơi vào sự thất vọng và vỡ mộng (tamas). Rajas và tamas thường hoạt động chung với nhau.  

Chúng ta cần phải nuôi dưỡng sattva. Sattva là sự thông thái để chấp nhận thay đổi. Chúng ta chấp nhận rằng sự thay đổi nằm trong tay Đấng Tối Cao và rằng chúng ta không kiểm soát được sự thay đổi. Sattva nghĩa là biết rằng chúng ta không biết. Sattva thì hé lộ, cho phép chúng ta đi sâu vào bức tranh của thực tại. Đó là năng lượng của sự đi vào bên trong và đi lên, buông bỏ đi sự gắn kết của chúng ta đối với những đối tượng bên ngoài và những kết quả luôn luôn thay đổi. Sattva cho phép chúng ta nhìn thấy xu hướng của tâm trí trong sự sáng tỏ. Khi tâm trí cân bằng và hài hoà hơn, chúng ta giữ vững trạng thài bình an khi đối mặt khó khăn, cho phép chúng ta đưa ra lựa chọn thông thái hơn là phản ứng lại hoàn cảnh ngoài sự kiểm soát của chúng ta. Để thoát khỏi màn che ích kỷ của tham vọng, kiêu hãnh, phóng chiếu và ý kiến, ham muốn và kỳ vọng, chúng ta cần phải nuôi dưỡng sattva thông qua phục vụ vô vị lợi, lòng thành kính, kiểm soát giác quan và tâm trí, và thiền định trên bản chất thật sự của mình. Chúng ta phải học cách tách rời đối với các điều kiện bên ngoài, và đặt câu hỏi về những thói quen suy nghĩ của mình và ngừng hành động theo những kết luận đến từ thói quen.

Tóm tắt

Đánh thức tamas, làm dịu rajas và đặc biệt là nuôi dưỡng sattva giúp chúng ta đối phó tốt hơn với stress, thứ mà không thể tránh được. Chúng ta có thể sử dụng những hướng dẫn về 3 gunas để tư vấn cho bản thân và những người khác và sử dụng cơ hội này để làm việc với chính mình, phát triển thật cao cái nhìn sattvic về Bản Ngã của mình.

Hành trình của chúng ta là chuyển hoá bản thân từ tiêu cực đến tích cực, từ bất yên đến bình an, từ bóng tối đến ánh sáng. Bình an của tâm trí thì rất khó đạt được vì tâm trí luôn luôn thay đổi. Giống như một người phụ nữ đánh mất cây kim trong nhà nhưng lại tìm nó ở bên ngoài, chúng ta không ngừng tìm kiếm hạnh phục ở bên ngoài khi mà Sự Thật thì lúc nào cũng nằm ở bên trong.

Swami Sivananda nói, “Đừng sợ hãi. Đừng thương tiếc. Đừng lo lắng. Bản chất thật sự của bạn là bình an. Bạn chính là hiện thân của bình an. Hãy biết điều này. Hãy cảm nhận điều này. Hãy nhận ra điều này.”

Swami SitaramanandaAcharya ISYVC