Đau khổ có thể là người thầy tuyệt vời nhất
bởi Swami Sitaramananda
Yoga là một phương pháp khoa học để làm dịu bớt nỗi đau khổ và giúp mọi người tìm thấy Chân lý và Tinh hoa trong giáo pháp của tất cả các tôn giáo.
Hiểu về cảm xúc
Cảm xúc là nguyên nhân chủ yếu gây ra đau khổ của con người và là nguyên nhân gốc rễ của nhiều loại bệnh. Cảm xúc đến từ samskara (dấu ấn trong tâm trí). Tâm trí mang theo những rãnh cảm xúc và thói quen. Một số ví dụ như:
- Những kinh nghiệm sâu sắc về sự gắn kết và mất mát, và kết quả là chúng ta trải nghiệm những cảm xúc thương tiếc, sợ hãi và buồn bã.
- Thói quen ham muốn dẫn đến sự tức giận khi những ham muốn không được thỏa mãn.
- Ký ức về những bất an trong quá khứ và bản năng sinh tồn gắn liền với chúng ta mang đến những lo lắng, cạnh tranh, tham lam và ghen tị
- Lỗi lầm lặp đi lặp lại giữa tình yêu và sắc dục mang đến sự mơ hồ và sợ hãi về cảm xúc hơn là sự tin tưởng và gây ra sự giao động hận thù và tình yêu.
Những kinh nghiệm này được lưu trong tâm trí tiềm thức của chúng ta và chúng cứ tự lặp lại rồi trở thành những dấu ấn. Những dấu ấn này sẽ tự phóng chiếu ra và làm cho tâm trí bất an.
Những vết sẹo tình cảm và chấn thương không thể được giải quyết
bằng việc nói ra hay diễn lại chúng trong tâm trí.
Chúng ta cần đi sâu hơn và thay đổi mô hình của những dấu ấn ấy, không còn dựa vào cái tôi ích kỷ mà chuyển sang dựa vào Atman/Bản ngã – ý thức cốt lõi thanh khiết của chúng ta vốn không có vết sẹo hoặc dấu ấn nào và hoàn toàn tự do.
Đau khổ có thể là một bước đệm cho sự khai sáng về tâm linh.
Thực hành Yoga chẳng hạn như 5 điểm của yoga sẽ trở nên hữu ích trong lúc đau khổ bằng cách đưa ra các phương pháp có hệ thống để thoát ra khỏi sự gò bó và chuyển sang một mô hình ý thức mới. Như Einstein đã từng nói, “Không một vấn đề nào có thể được giải quyết từ cùng một mức độ ý thức đã tạo ra nó.”
Chữa lành cảm xúc
Ngoài vô số lợi ích về mặt y tế của Yoga, chúng ta có thể nhận thấy Yoga là một phương pháp tâm linh để chữa lành cho tâm lý và cảm xúc. Yoga hiểu và giải thích những thăng trầm của tâm trí, samskara và nguồn gốc của nó là nghiệp thâm sâu.
Trong triết lý Yoga khi nói về đau khổ, chúng ta nói về những bài học về nghiệp, và chúng ta đang nói về samskara hay những dấu ấn về nghiệp.
Sự đau khổ trong cuộc sống của chúng ta có thể chỉ ra các lĩnh vực hoặc xu hướng mà chúng ta cần tập trung phát triển để không lặp lại những sai lầm tương tự. Nói cách khác, chúng ta “giải quyết nghiệp“.
Chúng ta có thể chủ động thay vì phản ứng khi nắm được cơ hội để giảm bớt đau khổ bằng cách sử dụng các phương pháp khoa học và có hệ thống như Bhakti Yoga và Raja Yoga.
Những phương pháp này sẽ làm lắng dịu tâm trí, chuyển đổi cảm xúc và cho chúng ta trải nghiệm Sự thật về chính mình. Patanjali, người cha của Yoga, đã nói trong các Yoga Sutra rằng: “Những đau khổ chưa được biểu hiện thì nên tránh đi.”
Vì vậy, sự thực hành lòng thành tâm sùng kính và thiền định khởi phát từ đau khổ có thể làm nảy sinh nhận thức về khuynh hướng nghiệp và samskara của chính chúng ta và sự sẵn sàng chuyển biến cảm xúc bằng cách thực hành tình yêu thuần khiết.
© Swami Sitaramananda 2018 – Không một phần nào của bài viết này được sao chép dưới mọi hình thức mà không có sự cho phép bằng văn bản của tác giả.
Khóa huấn luyện giáo viên Yoga
Kiểm tra các khóa huấn luyện giáo viên Yoga 200 giờ được chứng nhận bởi Yoga Alliance của chúng tôi được tổ chức mỗi năm 2 khóa ở California, 3 khóa ở Việt Nam, một khóa ở Trung Quốc và một khóa ở Nhật Bản.
Các khóa học cơ bản
Chọn những khóa học sắp tới cho học viên mới bắt đầu và học viên trình độ trung cấp.
Đào tạo Cố vấn Yoga về sức khoẻ
Chương trình 800 giờ đào tạo giáo viên cố vấn sức khỏe Sivananda Yoga của chúng tôi được chứng nhận bởi Hiệp hội các nhà trị liệu Yoga quốc tế (IAYT).
Trẻ hóa bản thân
Nghỉ dưỡng Yoga là một kỳ nghỉ ngơi lý tưởng để thay đổi quan điểm về cuộc sống và trở nên khỏe mạnh hơn, thư thái và kết nối hơn.
Theo dõi chúng tôi
[et_social_follow icon_style=”slide” icon_shape=”rounded” icons_location=”top” col_number=”2″ counts=”true” counts_num=”0″ outer_color=”dark”]
0 Comments